banner
Thứ 2, ngày 25 tháng 11 năm 2024
07 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI
2-6-2022

Ngày 31/5/2022, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Hữu Tháp ký ban hành Chương trình số 1658/CTr-UBND triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI về phát triển nông nghiệp hàng hóa đi vào chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

 Theo đó để cụ thể hóa các nội dung được lãnh đạo, chỉ đạo tại Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy Ủy ban nhân dân tỉnh chú trọng thực hiện 07 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sau:

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Chủ động và tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy, sự điều hành của chính quyền và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, người sản xuất tổ chức triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 05-NQ-TU của Tỉnh ủy.

2. Thu hút và đào tạo, bồi dưỡng: Thực hiện chính sách hiện hành về thu hút và đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về phát triển nông nghiệp đi vào chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn. Đồng thời, củng cố, nâng cao quy mô, năng lực và chất lượng của các đơn vị đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh trong việc đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực hợp tác xã, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

3. Thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư: Tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư của trung ương và xây dựng cơ chế, chính sách của địa phương phù hợp để phát triển nông nghiệp hàng hóa đi vào chiều sâu (trong đó có nông nghiệp hữu cơ), ứng dụng công nghệ cao, gắn với công nghiệp chế biến và đáp ứng thị trường tiêu thụ các sản phẩm, ngành hàng chủ lực, có lợi thế của tỉnh.

4. Thu hút, hỗ trợ đầu tư dựa theo chuỗi cung ứng toàn cầu gắn với tổ chức lại sản xuất: Tập trung thu hút, hỗ trợ đầu tư phát triển “trụ cột” với chủ thể là các nhà đầu tư có tiềm lực sản xuất, chế biến ứng dụng công nghệ cao đáp ứng tiêu chí và xúc tiến thương mại sản phẩm nông sản theo chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời tổ chức lại sản xuất, nâng cao năng lực cho “hạt nhân” với chủ thể là hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa để hình thành và củng cố các chuỗi giá trị sản phẩm, ngành hàng nông sản có lợi thế so sánh và cạnh tranh của tỉnh.

5. Nghiên cứu thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết các thách thức trong nông nghiệp: Thực hiện các cơ chế, chính sách hiện hành của trung ương và nghiên cứu chính sách đặc thù địa phương để hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng nhanh các thành quả ưu việt của các công nghệ giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp của tỉnh như: (1) Công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong xử lý phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp bằng công nghệ sử dụng các chủng vi sinh vật hữu ích có hiệu suất lên men cao để sản xuất các chế phẩm sinh học; (2) Công nghệ chế biến tiên tiến, áp dụng tiến bộ kỹ thuật về vật liệu, chế phẩm bảo quản vào sản xuất để tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao; (3) Công nghệ năng lượng tái tạo ứng dụng trong nông nghiệp, tiết kiệm năng lượng trong sản suất nhằm nâng cao giá trị cho doanh nghiệp hướng tới nền nông nghiệp sản xuất xanh - sạch và bền vững theo chuỗi khép kín, tuần hoàn; (4) Công nghệ kỹ thuật số gồm công nghệ cảm biến; điều khiển từ xa; IoT, Big data, phần mềm phân tích các dữ liệu về môi trường, loại cây trồng, vật nuôi và giai đoạn sinh trưởng của cây, vật nuôi, nhằm xác định nhu cầu, tối ưu hóa đầu vào và trang thiết bị cho sản xuất; công nghệ AI ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm phân tích các dữ liệu về chất lượng nước; quản lý thức ăn và sức khỏe của vật nuôi.

6. Phát triển dịch vụ logistic: Phát triển dịch vụ logistis các cấp độ phù hợp đối với sản phẩm, ngành hàng nông sản của tỉnh tạo thuận lợi cho lưu thông, tiêu thụ nông sản; hình thành hệ thống chợ đầu mối nông sản đặc trưng, điểm bán hàng sản phẩm OCOP tỉnh Kon Tum gắn với hoạt động dịch vụ mua sắm và du lịch, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và khách du lịch theo Đề án phát triển kinh tế ban đêm tại Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

7. Xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm: Xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông nghiệp địa phương, đẩy mạnh tìm kiếm thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản đặc trưng, chất lượng cao của tỉnh thông qua xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp, điểm bán hàng nông sản đặc trưng, sản phẩm OCOP, Hội chợ xúc tiến thương mại trong cấp tỉnh, tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại, triễn lãm, Hội nghị kết nối giao thương quảng bá sản phẩm nông sản trong nước và nước ngoài.

Chi tiết Chương trình số 1658/CTr-UBND tại file đính kèm.

Phòng Kinh tế ngành
Số lượt xem:184

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH KON TUM
Quản lý và nhập tin: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum, số 12 Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Người chịu trách nhiệm chính: Ngô Việt Thành, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: 02603.862710; Fax: 0603.864253; Email: skhdt@kontum.gov.vn, sokehoachdautu-kontum@chinhphu.vn.

Chung nhan Tin Nhiem Mang
5411646 Tổng số người truy cập: 3139 Số người online:
TNC Phát triển: