banner
Thứ 2, ngày 29 tháng 7 năm 2024
Nghị quyết của Tỉnh ủy lãnh đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum
1-6-2022

Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 19 tháng 5 năm 2022 về lãnh đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum

        Theo đó, để thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia đến năm 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như sau:

        Quan điểm 

Xác định các Chương trình mục tiêu quốc gianhững chủ trương, chính sách quan trọng, tác động sâu rộng, trực tiếp và toàn diện đến mọi mặt đời sống của Nhân dân trên địa bàn tỉnh, nhất là hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; gắn kết chặt chẽ việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh. 

 

Mục tiêu tổng quát 

- Thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia trên cơ sở huy động và lồng ghép, tích hợp các nguồn lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Qua đó, nâng cao chất lượng đời sống của Nhân dân; phấn đấu thực hiện đạt và vượt mức các chỉ tiêu được Trung ương giao. 

- Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cấu trúc lại ngành nông nghiệp, tạo lập các cơ hội việc làm, mô hình sản xuất kinh doanh; tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, giữ vững quốc phòng, an ninh, góp phần đưa tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững.

         Mục tiêu cụ thể 

Về xây dựng nông thôn mới  

Đến năm 2025, toàn tỉnh có từ 60 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Trong các xã đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu có ít nhất 01 thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; 100% số xã đạt chuẩn 15 tiêu chí trở lên; các xã mỗi năm đạt thêm từ 1-2 tiêu chí trở lên theo bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới; 100% xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng Luật Hợp tác xã. Có 04 huyện và thành phố Kon Tum đạt chuẩn nông thôn mới hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.  

 

Về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 

Đến năm 2025, 100% hộ dân tộc thiểu số có đất ở, đất sản xuất, 20% hộ dân tộc thiểu số trở lên tham gia vào hợp tác xã; cơ bản hoàn thành công tác bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn, thiên tai sạt lở; 100% thôn, làng có nhà rông truyền thống được sửa chữa, trùng tu định kỳ; trên 90% hộ dân tộc thiểu số sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; trên 50% số xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn. 

Đến năm 2030, ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất bền vững cho các hộ đã di cư tự do. Cơ sở hạ tầng cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, 100% hộ dân tộc thiểu số sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; cơ bản không còn xã, thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn.

       Về giảm nghèo: Giai đoạn 2021-2025, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm bình quân từ 3-4%/năm, riêng các huyện nghèo giảm từ 6-8%/năm.

        Đồng thời, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu xác định tại các Chương trình mục tiêu quốc gia được Trung ương giao cho địa phương.

         Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định 06 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như sau: 

(1) Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, phát động và nhân rộng các phong trào, mô hình hiệu quả về thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. 

(2) Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp; phát huy vai trò của các cơ quan trong hệ thống chính trị đối với việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. 

(3) Huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. 

(4) Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù. 

(5) Phát triển văn hóa - xã hội, cải thiện khả năng thụ hưởng, nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân. 

(6) Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và biên giới.

  Nội dung chi tiết Nghị quyết số 13-NQ/TU tại file đính kèm.

Phòng Kinh tế ngành
Số lượt xem:158

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH KON TUM
Quản lý và nhập tin: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum, số 12 Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Người chịu trách nhiệm chính: Ngô Việt Thành, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: 02603.862710; Fax: 0603.864253; Email: skhdt@kontum.gov.vn, sokehoachdautu-kontum@chinhphu.vn.

Chung nhan Tin Nhiem Mang
5120049 Tổng số người truy cập: 129 Số người online:
TNC Phát triển: