banner
Thứ 7, ngày 28 tháng 12 năm 2024
Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây nguyên đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045
21-10-2022

Phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và là nhiệm vụ xuyên suốt, trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển của các địa phương trong vùng và cả nước. Phát triển vùng Tây Nguyên phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất với hệ thống quy hoạch quốc gia, phù hợp với chiến lược quốc gia về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây nguyên đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045

Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị đã đề ra 6 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đây là kim chỉ nam cho toàn bộ quá trình xây dựng và phát triển vùng Tây Nguyên, các nhiệm vụ giải pháp đó là:

Phát triển kinh tế vùng nhanh và bền vững

Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng, lấy phát triển nông, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển công nghiệp chế biển là động lực; phát triển du lịch là đột phá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả dựa trên công nghệ cao, chuyển đổi số và giá trị gia tăng cao.

Phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, hữu cơ, quy mô lớn gắn với vùng chuyên canh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung phát triển các cây ăn quả chủ lực (sầu riêng, bơ, chanh leo, chôm chôm, mít,...), cây công nghiệp (cả phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè), cây dược liệu, rau, hoa, chăn nuôi gia súc bảo đảm môi trường và gắn với công nghiệp chế biến. Phát triển thuỷ sản nước lạnh (cá hồi, cả tầm) có giá trị kinh tế cao và nuôi lồng bẻ ở vùng lòng hồ các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện trên lưu vực Sống Sêsan, Sông Srêpốk, Sông Ba và hệ thống sông Đồng Nai.

Phát triển kinh tế lâm nghiệp, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng. Ổn định dân cư và tạo việc làm tại chỗ cho người dân gắn bó với quê hương. Chú trọng phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng; bảo vệ nghiêm ngặt các diện tích rừng tự nhiên hiện có, đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; tiến hành khoanh nuồi tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung làm giàu rừng; cải tạo trồng rừng thay thế đối với các diện tích rừng nghèo kiệt, kém chất lượng…

Ưu tiên phát triển bền vững công nghiệp khai thác, chế biến bauxit, alumin, công nghiệp chế biến nhôm và các sản phẩm từ nhôm; phát triển ngành cơ khí phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Duy trì phát triển ổn định, bền vững thuỷ điện; tăng cường thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ phát triển và lưu trữ năng lượng tái tạo; nghiên cứu khả năng cung cấp điện tại chỗ để phát triển ngành luyện kim nhôm.

Phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, logistics của vùng dựa trên nền tảng số theo hướng nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ với trọng tâm là du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, gắn với phát triển nông nghiệp, hệ thống logistics thông minh và kinh tế cửa khẩu, nhất là các cửa khẩu quốc tế. Hình thành và phát triển các hình thức tổ chức thị trường hiện đại như sàn giao dịch hàng hoá cho các sản phẩm chủ lực của vùng; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử. Tập trung xây dựng một số thương hiệu sản phẩm quốc gia như cà phê, cao su, sầu riêng, bơ, hồ tiêu,...

Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới công nghệ; chủ động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ số, công nghệ sinh học, giống cây trồng vật nuôi, các mô hình nông nghiệp hiệu quả cao, sản xuất sạch và an toàn vào sản xuất. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số; xây dựng dữ liệu vùng phục vụ cho hoạt động chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và liên kết vùng.

Tiếp tục giải quyết có hiệu quả đất ở, đất sản xuất cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số; xử lý dứt điểm các vụ khiếu kiện, tranh chấp đất đai đang tồn đọng, nhất là tranh chấp đất giữa người dân với các nông, lâm trường. các đơn vị thuộc doanh nghiệp nhà nước; chủ động phát hiện, xử lý sớm các nguy cơ dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện đông người.

Tăng cường quản lý và bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên nước; tăng khả năng trữ và lưu giữ nước của các công trình hồ chứa, bảo đảm an ninh nguồn nước cho vùng và cho một số địa phương khu vực duyên hải Trung Bộ; cơ cấu lại cây trồng cho phù hợp, nhất là đối với vùng thiếu nước; triển khai các giải pháp, công nghệ tưới tiết kiệm. Tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý, chia sẻ lợi ích từ tài nguyên nước.

Tiểu vùng Bắc Tây Nguyên (tỉnh Gia Lai và Kon Tum) duy trì công nghiệp thuỷ điện, phát triển năng lượng tái tạo, cây dược liệu; hình thành các khu du lịch sinh thái, các khu du lịch gắn với vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Không gian phát triển kinh tế của tiểu vùng gắn với các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ theo hành lang giao thông quốc lộ 14, 19, 24 và hành lang biển giới Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia...Phát triển đô thị và bố trí dân cư phù hợp với các điều kiện đặc trưng về sinh thái, bản sắc văn hoá Tây Nguyên; có không gian xanh, cảnh quan đặc trung, kết cấu hạ tầng hiện đại, thông minh và thân thiện với môi trường. Tổ chức mạng lưới đô thị dựa trên ba trung tâm đô thị động lực: Thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị trung tâm vùng thành phố Đà Lạt là trung tâm tiểu vùng Nam Tây Nguyên; thành phố Pleiku là trung tâm tiểu vùng Bắc Tây Nguyên. Thúc đẩy liên kết đô thị, chủ trọng hình thành các đô thị vệ tinh hỗ trợ các chức năng phát triển với đô thị trung tâm. Từng bước hình thành một số đô thị biên giới với chức năng thương mại, dịch vụ gắn với lợi thế về cửa khẩu, kết nối giao thông quốc tế. Ưu tiên bố trí nguồn lực để ổn định các điểm dân cư đồng bào dân tộc thiểu số, phù hợp với tập quán sinh hoạt, sản xuất của đồng bào dân tộc.

Phát triển văn hoá - xã hội và nguồn nhân lực; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân

Nâng cao trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thần của người dân; hình thành nếp sống văn minh, gia đình văn hoá trong đồng bào các dân tộc. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống tốt đẹp, các di tích lịch sử, văn hoá tiêu biểu các dân tộc Tây Nguyên; duy trì và xây dựng không gian công cộng trong buôn, làng dành cho hoạt động văn hoá cộng đồng gắn với nhà Rông, nhà dài, lễ hội Cồng chiêng…

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, coi đây là một trong những khâu đột phá cho sự phát triển nhanh và bền vững của vùng Xây dựng các trung tâm đào tạo chất lượng cao tại thành phố Buôn Ma Thuột, thành phố Đà Lạt.

Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dần. Tăng cường đào tạo, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong khám, chữa bệnh. Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh; ứng phó kịp thời các tình huống khẩn cấp về y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ. Xây dựng một bệnh viện đa khoa trung ương, trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp vùng; củng cố hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng của vùng.

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thực hiện di dời dân cư, bảo đảm sinh kế bền vững và an toàn cho người dân tại vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu. Quan tâm giải quyết nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, thông tin và dịch vụ xã hội khác cho người nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, du lịch đặc sắc

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, kết nổi thuận lợi toàn vùng tới các cảng biển, cảng hàng không nội địa và quốc tế. Đến năm 2030, phấn đấu hoàn thành một số hạ tầng giao thông quan trọng: Tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa - Chơn Thành, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương; mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Liên Khương lên cấp 4) và Càng hàng không Pleiku lên cấp 4C; mở rộng Cảng hàng không Buôn Ma Thuột; khôi phục, cải tạo tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt phục vụ khách du lịch. Nghiên cứu đầu tư tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây (Ngọc Hồi - Pleiku, Pleiku - Buôn Ma Thuột, Buôn Ma Thuột - Gia Nghĩa), tuyến đường sắt kết nối Tây Nguyên (Đà Nẵng - Kon Tum ~ Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước).

Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm gắn với sinh thái và bảo vệ môi trường, hình thành các khu du lịch tầm cỡ quốc gia và khu vực, tạo thương hiệu cho du lịch vùng. Tập trung thu hút đầu tư phát triển các khu, tuyến du lịch đặc thù và sản phẩm du lịch đặc sắc gắn với bản sắc văn hoá của vùng. Xây dựng các trung tâm dịch vụ du lịch lớn: Thành phố Đà Lạt gắn với hồ Tuyền Lâm, hồ Đan Kia - Suối Vàng; Đắk Lắk, Đắk Nông gắn với vườn quốc gia Yokđôn và không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên; Gia Lai - Kon Tum gắn với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, khu du lịch Măng Đen…

Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách liên kết vùng

Thống nhất cao ở tất cả các cấp, các ngành về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của vùng và liên kết vùng, liên vùng để tạo không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng. Nghiên cứu xây dựng và thể chế hoá cơ chế điều phối và kết nối phát triển vùng nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động liên kết nội vùng và với vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ. Đẩy mạnh hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng, khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia; tham gia tích cực các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ASEAN và ASEAN với các đối tác, các nước trong khu vực và các định chế quốc tế khác. Hoàn thiện thể chế, tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các thoả thuận hợp tác trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia.

Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng Tây Nguyên và quy hoạch từng địa phương trong vùng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả và bền vững theo hướng xanh, tuần hoàn, giàu bản sắc dựa trên yếu tố đặc trưng là con người, văn hoá, thiên nhiên và truyền thống lịch sử gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh của vùng. Tổ chức không gian hợp lý cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, du lịch đặc sắc; phục hồi, bảo vệ, phát triển rừng, phát triển nông nghiệp hiệu quả cao và bảo vệ nguồn nước.

Có cơ chế, chính sách phù hợp về bảo vệ rừng, phát triển kinh tế rừng; phát triển một số sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn; huy động, phân bổ, lồng ghép các nguồn lực đầu tư những chương trình, dự án, công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu, quan trọng, trọng điểm làm nền tảng cho phát triển nhanh và bển vững...

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi phục vụ doanh nghiệp và người dân. Khai thác hiệu quả quỹ đất hình thành từ hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông để tái đầu tư phát triển. Phân cấp, phân quyền cho các địa phương đầu tư kết cấu hạ tầng do Trung ương quản lý trên địa bản tỉnh, đặc biệt là các công trình giao thông để phát huy tính chủ động của các địa phương, huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại

Tăng cường công tác quốc phòng, an ninh và đẩy mạnh công tác đối ngoại; kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; làm sâu sắc hơn các quan hệ đối ngoại, hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng, khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Phát huy hiệu quả các khu kinh tế - quốc phòng, góp phần tăng cường thế trận quốc phòng - an ninh và thế trận lòng dân vững chắc ở địa bàn biên giới, địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc. Đầu tư xây dựng một số công trình lưỡng dụng phục vụ phát triển kinh tế, đời sống của nhân dân và nhiệm vụ quốc phòng. Tiếp tục xây dựng đường tuần tra biên giới kết hợp làm đường dân sinh. Phối hợp với Cam-pu-chia phấn đấu hoàn thành khung pháp lý song phương về quản lý biên giới, quản lý cửa khẩu biên giới và phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền. Hợp tác chặt chế về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chủ động triển khai các hoạt động giao lưu nhân dân với các nước bạn.

Tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc bảo đảm đồng bộ, toàn diện…

Tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị

Tập trung thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận, quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh tạo chuyển biến thực sự trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Thực hiện hiệu quả các chủ trương về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn; hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của các cấp chính quyền; xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên có bản lĩnh chính trị, tiên phong, gương mẫu về đạo đức và lối sống.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có bản lĩnh chính trị, tính chuyên nghiệp cao, năng động, sáng tạo; bảo đảm chất lượng, số lượng, cơ cấu hợp lý, có sự chuyển giao, kế thừa chặt chẽ giữa các thế hệ. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện lớp cán bộ kể cận, cán bộ nữ, cản bộ là người dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân và vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng; đẩy mạnh hoạt động của các mô hình tự quản tại cộng đồng ở các cơ sở, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt quan tâm xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị; phát huy cao độ truyền thống văn hoá cách mạng, sự cần cù và ý chí tự lực, tự cường của nhân dân trong vùng. Xác định buôn làng là một bộ phận rất quan trọng và là địa bàn chủ yếu ở cấp cơ sở ở Tây Nguyên./.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum.

Phòng Kinh tế ngành
Số lượt xem:847

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH KON TUM
Quản lý và nhập tin: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum, số 12 Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Người chịu trách nhiệm chính: Ngô Việt Thành, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: 02603.862710; Fax: 0603.864253; Email: skhdt@kontum.gov.vn, sokehoachdautu-kontum@chinhphu.vn.

Chung nhan Tin Nhiem Mang
5498384 Tổng số người truy cập: 2533 Số người online:
TNC Phát triển: