banner
Thứ 3, ngày 30 tháng 7 năm 2024
UBND tỉnh Kon Tum ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện CTMTQG XD nông thôn mới
22-2-2017

Ngày 13/02/2017 Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số 327/KH-UBND triển khai thực hiện Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020

           Theo đó, để triển khai thực hiện Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, ngày 13/02/2017 Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số 327/KH-UBND nhằm chỉ đạo các ngành, địa phương tổ chức thực hiện Chỉ thị, trong đó có 07 nhiệm vụ chung, cụ thể như sau:

1. Nâng cao hơn nữa nhận thức vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới. Phải xác định nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu, là nông thôn của khởi nghiệp, làm giàu, thu hút các nguồn lực phát triển và lan tỏa các giá trị bền vững.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tiếp tục triển khai sâu rộng và thiết thực Phong trào thi đua “Kon Tum chung sức xây dựng nông thôn mới”. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân và huy động các nguồn lực xã hội để chung sức xây dựng nông thôn mới hiệu quả hơn, tránh phô trương chạy theo thành tích.

2. Thực hiện phát triển sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và quá trình đô thị hóa một cách hợp lý, phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh. Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, nhất là việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và đảm bảo an toàn sản phẩm; giải pháp hỗ trợ hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững với quy mô sản xuất hàng hóa lớn đối với các nhóm sản phẩm chủ lực cấp huyện, tỉnh và cấp quốc gia; tạo môi trường thuận lợi cho các hợp tác xã nông nghiệp phát triển, thúc đẩy các mô hình hợp tác xã liên doanh, liên kết có hiệu quả.

3. Xác định các tiêu chí về hạ tầng nông thôn, cải thiện đời sống người dân, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện môi trường nông thôn, an toàn vệ sinh thực phẩm làm trọng tâm để tập trung chỉ đạo; tiếp tục nâng cao sức khỏe trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc của các địa phương, sự vững mạnh của hệ thống chính trị; xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu gắn liền với đô thị văn minh; tăng cường các giải pháp để bảo đảm hỗ trợ các huyện, xã khó khăn có số tiêu chí đạt còn thấp. Đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, cần tập trung rà soát, nâng cao chất lượng các tiêu chí để tiếp tục phấn đấu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

4. Đa dạng hóa các nguồn vốn để thực hiện Chương trình, gắn kết chặt chẽ giữa Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và các chương trình mục tiêu, các dự án hỗ trợ khác trên địa bàn; huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; tăng cường các hình thức hợp tác công tư và xã hội hóa để thu hút đầu tư vào bảo vệ và xử lý môi trường, giao thông nông thôn, hạ tầng thương mại, cung cấp nước sạch, dịch vụ văn hóa - thể thao; công khai các khoản đóng góp của dân, theo nguyên tắc tự nguyện và do HĐND cấp xã thông qua.

5. Tiếp tục củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị, nâng cao nhận thức và chất lượng của các cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng nông thôn mới; tăng cường đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ cộng đồng thôn, làng; đẩy mạnh tập huấn nhằm nâng cao năng lực quản lý, các kỹ năng về thực hiện dự án cho cán bộ thôn, xã.

6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng nông thôn mới; tiếp tục phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và giám sát của cộng đồng dân cư đối với xây dựng nông thôn mới. Định kỳ, tổ chức điều tra về sự hài lòng của người dân đối với tiến độ và kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

7. Rà soát số nợ đọng xây dựng cơ bản của Chương trình xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên bố trí vốn thanh toán nợ đọng trước khi bố trí vốn cho các dự án khởi công mới; xây dựng kế hoạch, lộ trình xử lý dứt điểm trước năm 2019, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản mới. Kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm cá nhân người đứng đầu nếu tiếp tục để xảy ra tình trạng huy động quá sức dân, nợ đọng xây dựng cơ bản sai quy định trong thực hiện Chương trình.

Xem toàn văn Kế hoạch tại đây./.

Phòng Kinh tế ngành
Số lượt xem:42

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH KON TUM
Quản lý và nhập tin: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum, số 12 Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Người chịu trách nhiệm chính: Ngô Việt Thành, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: 02603.862710; Fax: 0603.864253; Email: skhdt@kontum.gov.vn, sokehoachdautu-kontum@chinhphu.vn.

Chung nhan Tin Nhiem Mang
5123502 Tổng số người truy cập: 5544 Số người online:
TNC Phát triển: