PCI được sử dụng như một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá công tác quản lý và điều hành kinh tế tại địa phương trên 9 lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khu vực kinh tế dân doanh, bao gồm: gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai; chi phí không chính thức; tính năng động của lãnh đạo tỉnh; tính minh bạch; đào tạo lao động và thiết chế pháp lý. Chỉ số PCI cao đồng nghĩa với việc mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp và cũng là cách quảng bá để địa phương thu hút đầu tư từ bên ngoài…
Trong những năm qua, Tỉnh Kon Tum đã tổ chức nhiều Hội nghị thu hút đầu tư để các doanh nghiệp tại các địa phương có thể giao lưu, mở rộng hợp tác, liên kết tạo hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh như Hội Nghị ủy ban điều phối chung lần thứ 8 khu vực tam giác phát triển CLV và các sự kiện : Hội thảo Phát triển Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao tỉnh Kon Tum; Hội nghị hợp tác phát triển giữa Kon Tum với các tỉnh nam Lào - Đông Bắc Thái Lan và các tỉnh Duyên Hải Miền trung – Tây Nguyên. Hội nghị giữa tỉnh Kon Tum với Đại diện tham tán Xúc tiến Đầu tư của Đại sứ quán Việt Nam tại 8 nước gồm : Mỹ, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Lào, Nhật Bản, Đài Bắc - Taiwan, Singapore. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương luôn sẵn sàng chia sẻ, lắng nghe với sự cầu thị nhất các ý kiến từ các nhà đầu tư, các nhà doanh nghiệp để tháo gỡ kịp thời những khó khăn cho Doanh nghiệp trên địa bàn.
Tính đến tháng 12/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã chấp thuận chủ trương đầu tư 27 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.903 tỷ đồng. Cụ thể thu hút đầu tư qua các năm như sau:
NĂM
|
Tổng số dự án
|
Tổng Vốn đăng ký đầu tư (tỷ đồng)
|
Ghi chú
|
Năm 2011
|
21
|
4.569
|
|
Năm 2012
|
09
|
3.880
|
|
Năm 2013
|
14
|
1.407
|
|
Năm 2014
|
154
|
30.604
|
|
Năm 2015
|
25
|
9.600
|
|
Năm 2016
|
27
|
1.093
|
|
Cùng với việc tăng cường thu hút các dự án đăng ký đầu tư mới thì Chính quyền địa phương tiếp tục chỉ đạo việc đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo ra những cơ chế chính sách hợp lý và gọn nhẹ trong đầu tư, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút mời gọi đầu tư, thúc đẩy KT-XH phát triển, đồng thời đánh giá cao những đóng góp tích cực của các Ban - Ngành trong tỉnh góp phần cải thiện chỉ số PCI. Các đơn vị trong tỉnh cần nhận thức xác định vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong sự phát triển kinh tế của tỉnh, các ngành phải quan tâm chăm lo và giải quyết thấu đáo những khó khăn của doanh nghiệp, cần duy trì mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp; nâng cao năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức - viên chức; thực hiện việc công khai, minh bạch các kế hoạch, tài liệu quy hoạch theo quy định để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận.
Chỉ số thành phần PCI
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
1.Gia nhập Thị Trường
|
8.87
|
9.09
|
7.82
|
8.49
|
8.63
|
2.Tiếp cận đất đai
|
6.81
|
6.6
|
6.87
|
5.48
|
5.77
|
3.Tính minh bạch
|
5.67
|
5.77
|
5.48
|
5.88
|
5.61
|
4.Chi phí Th/gian
|
5.93
|
4.67
|
5.25
|
5.29
|
5.5
|
5.C/phí không chính thức
|
7.12
|
5.49
|
5.92
|
4.29
|
4.57
|
6.Tính năng động
|
3.11
|
1.94
|
4.36
|
3.75
|
3.51
|
7.Hỗ trợ doanh nghiệp
|
3.57
|
4.02
|
5.57
|
5.62
|
5.74
|
8.Đào tạo Lao động
|
4.63
|
4.71
|
5.43
|
5
|
5.69
|
9.Thiết chế pháp lý
|
6.39
|
3.18
|
4.33
|
5.89
|
6.23
|
10.Cạnh tranh b/đẳng
|
-
|
-
|
4.97
|
5.83
|
6.14
|
PCI
|
57.1
|
51.39
|
56.04
|
54.66
|
56.55
|
Vị trí xếp hạng Kon Tum
|
44/63
|
59/63
|
44/63
|
56/63
|
52/63
|
Một số giải pháp để góp phần nâng cao chỉ số PCI :
Để phấn đấu đưa vị thứ xếp hạng PCI Kon Tum vào nhóm xếp hạng Khá trong bảng xếp hạng các tỉnh, thành cả nước vào những năm tới thì cần có sự nỗ lực hơn nữa của Lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương cũng như cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
- Thứ nhất, Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/04/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử; Quyết định số 225/QĐ-TT ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch CCHC nhà nước giai đoạn 2016-2020.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính nhất là lĩnh vực kê khai thuế, đất đai, hải quan xuất nhập khẩu…; niêm yết công khai đầy đủ quy trình, thủ tục, điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành, địa phương.
- Tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Công khai, minh bạch quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; Thực hiện tốt công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư và kịp thời sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách về khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với các quy định của Trung ương và tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thứ hai, Ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh xem việc cải thiện chỉ số Tiếp cận đất đai và sự ổn định mặt bằng sản xuất (chỉ số thành phần của PCI) là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng trong nhiệm vụ cải cách hành chính. Phối hợp với các Ban, Ngành tăng cường quản lý đất đai, chống lãng phí trong sử dụng nguồn tài nguyên đất và góp phần tích cực vào việc cải thiện chỉ số thành phần tiếp cận đất đai trong nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư vào tỉnh Kon Tum, kịp thời đề xuất, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh những giải pháp tháo gỡ khó khăn về thủ tục phát sinh cho doanh nghiệp, thực hiện tốt công tác bồi thường đúng chính sách và đảm bảo quyền lợi cho người dân, tổ chức có đất thu hồi. Làm tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng góp phần quan trọng đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và công bố thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quản lý quỹ đất thu hồi...
Thứ ba, Để cải thiện chỉ số PCI đòi hỏi phải có sự vào cuộc của không chỉ các sở, ban, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội mà còn đòi hỏi bản thân các doanh nghiệp cũng phải vào cuộc. Đẩy mạnh sự tham gia tích cực của doanh nghiệp vào quá trình xây dựng chính sách, tham vấn ý kiến của các doanh nghiệp đối với những vấn đề liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp. Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề, gắn kết giữa cung và cầu. Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu. Đồng thời các doanh nghiệp cũng cần phải chủ động nâng cao trình độ lao động, cải tiến khoa học công nghệ, phương thức sản xuất để phù hợp với tình hình mới.
Các ngành, các cấp gắn với trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong phát triển kinh tế xã hội. Tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, tạo môi trường ổn định, thuận lợi, xây dựng hình ảnh phát triển của tỉnh và đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Thứ tư, Tổ chức đối thoại công khai với cộng đồng doanh nghiệp để nắm bắt tình hình hoạt động, hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực của tỉnh nghiên cứu, ứng dụng đổi mới công nghệ, đổi mới và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hoá hướng đến xuất khẩu.
Rà soát, nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc hỗ trợ thực hiện đầu tư dự án, giải quyết kịp thời vướng mắc cho doanh nghiệp, xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp. Rà soát, nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Hội doanh nghiệp tỉnh Kon Tum; triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chúng ta tin tưởng rằng với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, Lãnh đạo các Sở, Ban ngành, các tổ chức Đoàn thể - Chính trị Xã hội và cộng đồng các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum khắc phục những hạn chế, phát huy nhân rộng những kết quả đạt được đồng thời triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/04/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, định hướng đến năm 2020 thì chỉ số PCI tỉnh Kon Tum sẽ thuộc nhóm khá trong bảng xếp hạng toàn quốc trong những năm tới./.