banner
Thứ 4, ngày 31 tháng 7 năm 2024
Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu khi tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)
17-7-2014

Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu khi tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu khi tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)

anh minh họa

            Việc nghiên cứu về Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) , phân tích những cơ hội và những thách thức nhằm cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp là rất quan trọng. 

Quá trình tự do hóa kinh tế và hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu; và việc khu vực hóa đang diễn ra nhanh chóng. Hiện nay, Việt Nam đang tham gia một cách tích cực vào tiến trình hội nhập quốc tế, trong đó có việc đàm phấn để tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

TPP là hiệp định thương mại tự do khu vực toàn diện. Khi tham gia Việt Nam có thể kết nối nền kinh tế của mình với các thành viên TPP khác, có nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư, mở rộng lĩnh vực dịch vụ tài chính, thuận lợi trong tiếp cận thị trường các nước… TPP có thể được mở rộng ra đối với các thành viên APEC, thậm chí ngoài khu vực châu Á - Thái Bình Dương; TPP mở cửa thị trường toàn diện, cắt giảm gần như toàn bộ 100% thuế quan, phạm vi đàm phán của TPP rộng bao gồm 22 lĩnh vực; các lĩnh vực đàm phán ưu tiên hiện nay như: dịch vụ tài chính, đầu tư, lao động và sở hữu trí tuệ…  

Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu của Việt Nam

Theo đuổi chiến lược lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng của nền kinh tế thì:  cơ hội mở rộng thị trường trên cơ sở tiếp tục củng cố các thị trường truyền thống và đẩy mạnh tiếp cận các thị trường mới để thúc đẩy xuất khẩu.

Châu Á - Thái Bình Dương hiện là khu vực thị trường thương mại quan trọng nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu và 80% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước ta. Trong các nước đối tác TPP, nhiều nước là các cường quốc thương mại thế giới đồng thời là các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam như Mỹ, Nhật, các nước ASEAN. Việt Nam khi tham gia đàm phán TPP sẽ tiếp tục mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường các nước đối tác cho các ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước; hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam sẽ thuận lợi hơn khi tiếp cận thị trường các nước đối tác thông qua cắt giảm thuế quan (0-5%), bãi bỏ các điều kiện hạn chế đối với đầu tư, dịch vụ. 

Đặc biệt là dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ là các ngành xuất khẩu quan trọng  sẽ có cơ hội mở rộng xuất khẩu sang các nước tham gia TPP, đặc biệt là tại Mỹ (thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới) và Nhật Bản (thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 thế giới).

Khi Hiệp định TPP được ký sẽ giúp: ngành dệt may tiếp cận thị trường Mỹ với mức thuế suất 0% so với mức thuế trên 7% hiện nay; Da giày hiện tiếp cận thị trường Mỹ với mức thuế suất 0% thay vì trên 12% hiện nay; Thủy sản (chủ yếu cá tra, cá ba sa, tôm) thuế của Mỹ áp cho thủy sản Việt Nam sẽ chỉ còn từ 0% đến 6%; Đồ gỗ, thuế của Mỹ sẽ là 0%; nhờ vậy sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tăng mạnh xuất khẩu.

Việc cải thiện các biện pháp hạn chế nhập khẩu từ các đối tác thương mại phải được đẩy mạnh. Tham gia TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội được tham vấn giữa chính phủ với chính phủ các nước đối tác về các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp và  có thể có cơ hội sử dụng các cam kết của TPP về hàng rào kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh dịch tễ để tránh các tranh chấp.

Thuận lợi có nhiều để các doanh nghiệp nghiên cứu tận dụng, nhưng những thách thức cũng không phải là ít như: 

1-     Sức ép cạnh tranh ngày càng lớn. Do giảm thuế nhập khẩu ngay đối với phần lớn các nhóm hàng từ các nước đối tác TPP sẽ khiến lượng hàng nhập khẩu từ các nước này gia tăng nhanh chóng; từ đó thị phần của các nhà sản xuất trong nước tại sân nhà sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến nguy cơ sản xuất của không ít DN bị thu hẹp.

2-     Xuất xứ hàng hóa là yêu cầu nghiêm ngặt đối với hàng hóa trong nội khối TPP, “các sản phẩm xuất khẩu từ một thành viên TPP sang thành viên khác phải có xuất xứ "nội khối TPP" mới được hưởng ưu đãi”. Do vậy, sản phẩm sử dụng nguyên liệu của các nước bên ngoài TPP không được hưởng ưu đãi. Trong khi đó, Việt Nam hiện chủ yếu là nền kinh tế gia công xuất khẩu dựa trên nhập khẩu phần lớn nguyên vật liệu đầu vào (từ các nước bên ngoài TPP như Trung Quốc, Hàn Quốc) nên ưu đãi sẽ rất hạn chế.

3-     Thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp sẽ bị áp dụng nhiều hơn. Sau khi Hiệp định TPP được ký, hàng hóa Việt Nam vào các nước TPP nhiều hơn kéo theo khả năng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp bị áp dụng nhiều hơn. TPP không giúp hạn chế việc các nước thành viên áp dụng biện pháp phòng vệ đối với hàng xuất khẩu Việt Nam.

4- Việc giảm thu ngân sách từ thuế nhập khẩu sau khi ký kết tham gia TPP do Việt Nam phải giảm thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa từ các nước đối tác.

 

(Nguồn: Tạp chí Tài chính số 6 – 2013)

 

Đăng Ninh – Phó Giám Đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh
Số lượt xem:149

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH KON TUM
Quản lý và nhập tin: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum, số 12 Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Người chịu trách nhiệm chính: Ngô Việt Thành, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: 02603.862710; Fax: 0603.864253; Email: skhdt@kontum.gov.vn, sokehoachdautu-kontum@chinhphu.vn.

Chung nhan Tin Nhiem Mang
5125789 Tổng số người truy cập: 2960 Số người online:
TNC Phát triển: