Trên cơ sở đánh giá những kết quả hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2004-2011 và yêu cầu thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trong các lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, khoa học xã hội và nhân văn, tài nguyên khoáng sản, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và lĩnh vực y dược; Tỉnh Kon Tum đã xác định các mục tiêu, phương hướng và giải pháp phát triển KH&CN giai đoạn năm 2012-2016 với một số nội dung cơ bản sau:
* Mục tiêu:
Hoàn thiện cơ chế, chính sách về KH&CN; xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN; từng bước hình thành và phát triển đồng bộ thị trường KH&CN, bảo đảm KH&CN hoạt động có chất lượng, phục vụ có hiệu quả phát triển KT-XH, giữ vững an ninh quốc phòng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị.
* Phương hướng phát triển KH&CN giai đoạn 2012-2016 như:
- Đẩy mạnh hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ trực tiếp cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các nhiệm vụ phát triển công nghệ có khả năng ứng dụng rộng rãi ở các lĩnh vực; Ưu tiên cho nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp nông thôn; dự báo xu hướng phát triển, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng chủ trương, chính sách phát triển KT-XH.
- Xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN, đào tạo đội ngũ cán bộ để đủ sức nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các thành tựu KH&CN tiên tiến, hiện đại, nhằm đẩy nhanh và có hiệu quả trong quá trình CNH, HĐH.
* Các giải pháp chủ yếu phát triển KH&CN giai đoạn 2012-2016:
- Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với hoạt động Khoa học - công nghệ.
- Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và quần chúng nhân dân hiểu rõ vai trò, vị trí của KH&CN, thường xuyên phát động phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, ứng dụng rộng rãi và mạnh mẽ các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống.
- Đổi mới và nâng cao chất lượng lựa chọn, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các đề tài, dự án KH&CN, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, đúng định hướng, tập trung cho những vấn đề lớn và mới, cấp thiết và sát với thực tế của địa phương, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
- Tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN của tỉnh; củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN hiện có.
- Triển khai thực hiện tốt cơ chế, chính sách sử dụng cán bộ khoa học và trọng dụng nhân tài, nhằm thu hút các chuyên gia, các nhà khoa học giỏi đến làm việc hoặc tư vấn để giúp tỉnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các thành tựu KH&CN tiên tiến vào những ngành kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chủ lực mà tỉnh có tiềm năng để tạo bước đột phá trong việc nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập tổ chức KH&CN; doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh, nhất là ở các vùng kinh tế động lực, nhằm phát triển thị trường KHCN, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất và đời sống; xây dựng cơ chế tài chính hỗ trợ ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất.
- Làm tốt công tác thẩm định, giám định, đánh giá công nghệ trên địa bàn tỉnh, nhất là các dự án đầu tư quy mô lớn, quan trọng.
- Thực hiện tốt hệ thống đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động KH&CN, nhất là hiệu quả của các đề tài, dự án nghiên cứu, làm cơ sở đánh giá hiệu quả đầu tư đối với KH&CN của giai đoạn 2012-2016 trên địa bàn toàn tỉnh.