banner
Chủ nhật, ngày 28 tháng 7 năm 2024
Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với khai thác, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Kon Tum
3-1-2023

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 864/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với khai thác, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2022 - 2030 và định hướng đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với khai thác,  bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Kon Tum

Nuôi thủy sản trên lòng hồ thủy điện Sê San. Ảnh: TH

       1. Mục tiêu chung

- Phát triển sản xuất thủy sản trên cơ sở khai thác bền vững, hiệu quả nguồn tài nguyên nước, lợi thế về khí hậu; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ nhằm phát triển ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao hiệu quả cho người sản xuất và bền vững với môi trường.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản lồng bè trên các hồ chứa thủy lợi, thủy điện có diện tích mặt nước lớn. Nâng cao hiệu quả sản xuất đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản; xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên và lựa chọn các loài thủy sản nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh như: Cá Rô phi đơn tính, cá diêu hồng, cá trắm cỏ, cá lăng, cá lóc, cá Rô cờ…

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2022 - 2025

- Đến năm 2025: Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 1.500 ha. Tổng sản lượng thủy sản 10.600 tấn; nuôi trồng thủy sản đạt 8.600 tấn, sản lượng thủy sản khai thác 2.000 tấn.

- Phát triển nuôi cá lồng với một số giống đặc sản có giá trị kinh tế cao; kết hợp bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản đạt trên 10%/năm.

- Phát triển và nhân rộng mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp với chế biến ẩm thực phục vụ du lịch Làng chài, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai; hình thành các khu du lịch lòng hồ các thủy điện Yaly, Pleikrông, Thượng Kon Tum ... Khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với các hoạt động giáo dục, tham quan, du lịch, ẩm thực.

b) Giai đoạn 2026 - 2030

- Đến năm 2030:

+ Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 11.500 ha. Trong đó: Diện tích nuôi trồng thủy sản ao hồ nhỏ đạt 1.500 ha, năng suất bình quân 06 tấn/ha/năm, sản lượng đạt 9.000 tấn/năm; Diện tích nuôi trồng thủy sản mặt nước lớn (hồ chứa thủy lợi, thủy điện) đạt khoảng 10.000 ha, năng suất bình quân 02 tấn/ha/năm, sản lượng đạt 20.000 tấn/năm; Nuôi lồng, bè: tổng số lồng nuôi khoảng 2.000 lồng, có dung tích khoảng 200.000m3, năng suất bình quân 40kg/m3/năm, tổng sản lượng 8.000 tấn/năm;

+ Tổng sản lượng thủy sản khai thác trên địa bàn đạt 5.000 tấn/ năm.

+ Tổng sản lượng thủy sản 42.000 tấn, trong đó: nuôi trồng thủy sản đạt 37.000 tấn, sản lượng thủy sản khai thác 5.000 tấn; tổng giá trị đạt 2.100 tỷ đồng.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản đạt trên 10%/năm.

- Phát triển nuôi cá lồng với một số giống đặc sản có giá trị kinh tế cao; kết hợp bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện; phát triển vùng nuôi cá nước lạnh tại huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông … và các vùng có tiềm năng có nguồn nước phù hợp.

- Xây dựng và phát triển các khu du lịch kết hợp với nuôi trồng thủy sản, khai thác (câu cá, thả lưới…), chế biến, ẩm thực phục vụ du khách.

- Xây dựng, phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm thủy sản đã qua chế biến và thủy sản tươi sống tại các địa phương. Đầu tư hệ thống kho lạnh thương mại dịch vụ tại trung tâm các tỉnh và cửa khẩu để lưu trữ sản phẩm thương mại và phục vụ xuất khẩu.

- Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nuôi trồng thủy sản các hồ chứa trên địa bàn, chấp hành đảm bảo các quy định của pháp luật về tận dụng mặt nước hồ chứa (được cấp Giấy phép hoạt động nuôi trồng thủy sản trong phạm vi công trình thủy lợi, thủy điện, xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng).

c) Định hướng đến năm 2045

- Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt tỷ lệ từ 50 - 70% tổng diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh (khoảng 30.000 - 40.000 ha); tổng số khoảng 10.000 - 20.000 lồng; tổng sản lượng khoảng 100.000 tấn/năm, sản lượng khai thác 10.000 tấn/ năm.

- Duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản đạt 10%/năm.

- Phát triển kinh tế ngành thủy sản nắm giữ vai trò trọng tâm trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin, công nghệ số 4.0 trong hoạt động quản lý, hoạt động sản xuất thủy sản, hoạt động giao dịch thương mại điện tử.

- Phát triển các mô hình nuôi thủy sản ứng dụng công nghệ cao, nuôi hữu cơ, nuôi các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Tập trung phát triển sản phẩm chế biến sâu, tăng giá trị tỷ trọng ngành chế biến thủy sản, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm, an sinh xã hội. Phấn đấu lao động ngành thủy sản có mức thu nhập ngang bằng mức thu nhập bình quân chung của cả nước.

3. Các nhóm giải pháp thực hiện Đề án

- Về sản xuất giống thủy sản

- Về nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

- Về thức ăn thủy sản

- Về khoa học và công nghệ

- Về khai thác, chế biến, xúc tiến thương mại

- Về môi trường và phòng chống dịch bệnh

- Về cơ sở hạ tầng

- Về phát triển nguồn nhân lực và khuyến ngư

- Về tín dụng, tài chính

- Về cơ chế, chính sách

- Về tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực

4. Các chương trình, đề án, dự án ưu tiên thực hiện

- Nhóm Dự án phát triển nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu.

- Nhóm Dự án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi thủy sản (bao gồm cả giống thủy sản) theo liên kết chuỗi.

- Dự án hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề khai thác thủy sản ngư cụ cấm khai thác.

- Dự án truy xuất, giám sát nguồn gốc thủy sản từ sản xuất nuôi trồng.

- Chương trình thả giống hàng năm nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên.

- Nhóm Dự án xây dựng và quản lý các vùng nuôi cá lồng trên các long hồ thủy điện, thủy lợi lớn an toàn ứng dụng theo quy trình thực hành nuôi tốt và các tiêu chuẩn quốc tế.

- Nhóm dự án xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc nuôi trồng đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Nhóm dự án nghiên cứu, thử nghiệm và chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản ao, lồng bè có giá trị kinh tế cao và có khả năng phát triển ổn định bền vững.

- Dự án Đào tạo nguồn nhân lực quản lý phát triển thủy sản.

Phòng Kinh tế ngành
Số lượt xem:568

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH KON TUM
Quản lý và nhập tin: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum, số 12 Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Người chịu trách nhiệm chính: Ngô Việt Thành, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: 02603.862710; Fax: 0603.864253; Email: skhdt@kontum.gov.vn, sokehoachdautu-kontum@chinhphu.vn.

Chung nhan Tin Nhiem Mang
5118169 Tổng số người truy cập: 4538 Số người online:
TNC Phát triển: