banner
Thứ 4, ngày 25 tháng 12 năm 2024
Đề án phát triển nông nghiệp hàng hóa đi vào chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ
24-3-2023

Ngày 27/02/2023, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Hữu Tháp ký Quyết định số 46/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hàng hóa đi vào chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Đề án phát triển nông nghiệp hàng hóa đi vào chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen. Ảnh: V.H

 Nội dung chính của Đề án như sau:

Mục tiêu chung: Huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của tỉnh phát triển nông nghiệp trên cơ sở áp dụng thành tựu khoa học công nghệ và tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng giá trị gia tăng các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh gắn với thị trường tiêu thụ và nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của Nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đến năm 2025

- Tập trung sản xuất các sản phẩm, ngành hàng nông nghiệp hàng hóa chủ lực ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hữu cơ có năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao để nâng tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hữu cơ chiếm 20-25% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong đó, các sản phẩm, ngành hàng nông nghiệp hàng hóa chủ lực gồm sản xuất hoa, cây cảnh ứng dụng công nghệ cao; sản xuất rau an, chè, cây ăn quả, dược liệu hữu cơ; sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao, trồng rừng thâm canh; chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao.

- Hình thành 05 Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các huyện, thành phố trên cơ sở 12 vùng nông nghiệp được đánh giá, dự báo có khả năng đáp ứng tiêu chí Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gồm: 02 Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Rau, củ, quả (190,0 ha tại huyện Kon Plông; 50 ha tại thành phố Kon Tum); 01 Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hoa các loại 52,0 ha tại huyện Kon Plông; 04 Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Cây ăn quả (300 ha tại thành phố Kon Tum; 300 ha tại huyện Đăk Tô; 300 ha tại huyện Đăk Hà; 300 ha tại huyện Ia H’Drai); 04 Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Cà phê vối (300 ha tại thành phố Kon Tum; 358 ha tại huyện Đăk Glei; 300 ha tại huyện Đăk Tô; 1.939 ha tại huyện Đăk Hà); 01 Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Dược liệu 2.800 ha tại huyện Tu Mơ Rông.

- Hình thành 07 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thu hút 05 dự án đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 05 cơ sở ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến sâu các sản phẩm nông lâm thuỷ sản có sức cạnh tranh cao; xây dựng ít nhất 10 sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị các sản phẩm quốc gia.

Định hướng đến 2030: Đẩy mạnh ứng dụng trên diện rộng công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất các sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hữu cơ của tỉnh chiếm 25-30% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; toàn tỉnh có 10 vùng nông nghiệp, 15 doanh nghiệp nông nghiệp được công nhận ứng dụng công nghệ cao, 10 cơ sở chế biến sâu có sức cạnh tranh cao; duy trì các sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị các sản phẩm quốc gia. Ngành kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

07 NHÓM NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Thực hiện các nhiệm vụ giải pháp của Trung ương và của tỉnh Kon Tum đã ban hành.

2. Tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp hàng hóa đi vào chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ

3. Quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ngành công nghiệp chế biến

4. Cơ chế chính sách thúc đẩy nghiên cứu, phát triển thị trường, hỗ trợ xuất khẩu nông sản

5. Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển nông nghiệp hàng hóa đi vào chiều sâu, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

6. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển nông nghiệp hàng hóa đi vào chiều sâu, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

7. Bố trí, huy động các nguồn lực đầu tư thực hiện Đề án

Phòng Kinh tế ngành
Số lượt xem:433

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH KON TUM
Quản lý và nhập tin: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum, số 12 Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Người chịu trách nhiệm chính: Ngô Việt Thành, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: 02603.862710; Fax: 0603.864253; Email: skhdt@kontum.gov.vn, sokehoachdautu-kontum@chinhphu.vn.

Chung nhan Tin Nhiem Mang
5493052 Tổng số người truy cập: 3265 Số người online:
TNC Phát triển: