Nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm
- Huy động, sử dụng hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các nguồn lực để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế các vùng kinh tế động lực, tạo sự lan tỏa, thúc đẩy phát triển các vùng, địa phương khác trên địa bàn tỉnh.
- Việc tập trung phát triển các vùng kinh tế động lực phải gắn kết chặt chẽ với bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội, củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát: Xây dựng thành phố Kon Tum và huyện Kon Plông trở thành trung tâm kinh tế, giữ vai trò nòng cốt, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Thành phố Kon Tum sớm được công nhận đô thị loại II, có sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp-thương mại-dịch vụ và hạ tầng đô thị vào năm 2025; tiến đến đạt đô thị loại I và trở thành đô thị xanh, hiện đại, thông minh vào năm 2030.
- Huyện Kon Plông trở thành vùng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trọng điểm của tỉnh vào năm 2025. Xây dựng Trung tâm huyện lỵ Kon Plông gắn với Khu du lịch sinh thái Măng Đen trở thành điểm du lịch đa dạng, phong phú về loại hình với thương hiệu riêng, hạ tầng hiện đại, chất lượng phục vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế vào năm 2025; xây dựng trung tâm du lịch-hội nghị-nghỉ dưỡng mang tầm quốc gia, đậm bản sắc văn hóa dân tộc và trở thành trung tâm du lịch hàng đầu của khu vực Tây Nguyên vào năm 2030.
3. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
- Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng và thị trường bất động sản
- Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường thu hút đầu tư
- Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lợi thế vùng gắn với liên kết các vùng kinh tế động lực
- Cơ chế, chính sách hỗ trợ, liên kết
- Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Ngoài những nhiệm vụ và giải pháp chung, Đề án cũng xác định những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho từng vùng kinh tế động lực thành phố Kon Tum và huyện Kon Plông.
4. Nguồn lực thực hiện: Khoảng 77.025 tỷ đồng, gồm: nguồn ngân sách nhà nước khoảng 8.780 tỷ đồng (trong đó: nguồn cân đối ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư vùng kinh tế động lực là 300 tỷ đồng, gồm: thành phố Kon Tum: 194 tỷ đồng và huyện Kon Plông: 106 tỷ đồng); nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân và các nguồn vốn khác khoảng 68.245 tỷ đồng.
Chi tiết Đề án tại file đính kèm.