Chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nổi bật từ ngày 10 - 14/6/2024 |
17-6-2024 |
Điều chỉnh, bổ sung Đề án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội dân tộc có khó khăn đặc thù (Dân tộc Rơ Măm) đến năm 2025; Công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2023; Triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng; Kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024; Tăng cường bảo đảm an ninh mạng cho hệ thống thông tin; Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư ngoài ngân sách... là những chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh từ ngày 10 - 14/6/2024. |
CT |
Điều chỉnh, bổ sung Đề án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội dân tộc có khó khăn đặc thù (Dân tộc Rơ Măm) đến năm 2025; Công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2023; Triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng; Kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024; Tăng cường bảo đảm an ninh mạng cho hệ thống thông tin; Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư ngoài ngân sách... là những chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh từ ngày 10 - 14/6/2024.
Điều chỉnh, bổ sung Đề án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội dân tộc có khó khăn đặc thù (Dân tộc Rơ Măm) trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Tại Quyết định số 338/QĐ-UBND ngày 10/6, UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Đề án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội dân tộc có khó khăn đặc thù (Dân tộc Rơ Măm) trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025 được ban hành kèm theo Quyết định số 744/QĐ-UBND ngày 15/11/2022 của UBND tỉnh, cụ thể: (1) Điều chỉnh nội dung tại điểm 2, mục III, Phần thứ ba Đề án; (1) Điều chỉnh nội dung “Thông tin, truyền thông nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào” tại điểm 3, mục III, Phần thứ ba Đề án; (3) Bổ sung nội dung tại điểm 3, mục III, Phần thứ ba Đề án; (4) Bổ sung điểm 4, mục III, Phần thứ ba Đề án; (5) Điều chỉnh nội dung tại mục IV, Phần thứ ba Đề án. Thời gian thực hiện từ ngày Quyết định được ký ban hành đến hết năm 2025. Các nội dung khác giữ nguyên theo Đề án. Công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2023 Ngày 10/6, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 339/QĐ-UBND công nhận các huyện, thành phố của tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2023. Theo đó, công nhận 10 huyện, thành phố của tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, xóa mù chữ năm 2023. UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo; UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ thuộc địa bàn quản lý theo đúng quy định. Triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng Triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, thị trường vàng, tỷ giá, lãi suất và huy động vốn cho đầu tư phát triển; tại Công văn số 2006/UBND-KTTH ngày 10/6, Chủ tịch UBND yêu cầu cá cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, quyết liệt triển khai đẩy mạnh chuyển đổi số, quy định về hóa đơn điện tử, nhất là đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong thu, chi ngân sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế. Cương quyết và triệt để cắt giảm các khoản chi thường xuyên, các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp bách như đi công tác trong và ngoài nước, tiếp khách, chiêu đãi, sử dụng phương tiện công, tích cực rà soát và cương quyết cắt giảm các khoản chi sự nghiệp có tính chất đầu tư… để bổ sung nguồn lực cho đầu tư phát triển. Kiểm tra, giám sát, thực hiện nghiêm quy định pháp luật về hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế theo từng lần trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng theo hướng dẫn, chỉ đạo; xử lý nghiêm, kiên quyết rút, thu hồi ngay giấy phép kinh doanh đối với các doanh nghiệp, đơn vị không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử và xử lý theo pháp luật hiện hành. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất theo thẩm quyền việc giảm thuế, phí, lệ phí cho người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh hơn nữa đầu tư công. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tháo gỡ kịp thời các rào cản, khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt mục tiêu giải ngân năm 2024 trên 95%. Đồng thời, tiếp tục triển khai hiệu quả, thực chất Đề án 06 và công tác cải cách TTHC, tạo sự chuyển biến trong việc cung cấp dịch vụ công, giảm phiền hà, thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp. Kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024 Ngày 10/6, UBND tỉnh có Công văn số 2013/UBND-NNTN thông báo đến các cơ quan, địa phương liên quan và các chủ thể OCOP kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024 (đợt 1). Theo đó, sản phẩm đủ điều kiện đề nghị UBND tỉnh công nhận sản phẩm đạt hạng 4 sao là 8 sản phẩm, gồm: Rượu Sâm Ngọc Linh K5 Premium và Rượu Quốc tửu K5 của Công ty cổ phần Vingin; Rượu Thảo Mộc PyLo Măng Đen 18 và Rượu Thảo Mộc PyLo Măng Đen 12 của chủ thể sản xuất Sâm & Dược liệu rừng Măng Đen - Chi nhánh Công ty Cổ phần PYLOHERB; Vang Sim rừng Măng Đen 1 và Vang Sim rừng Măng Đen của Công ty TNHH MTV Sim Thiên Sơn; Chuối sấy Joy và Mít sấy OHJOY! của Công ty TNHH APANAX. Trong đó có 2 sản phẩm có tiềm năng đạt 5 sao (từ 90 đến 100 điểm) sẽ đề nghị cấp Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia. UBND tỉnh đề nghị các chủ thể có sản phẩm OCOP được đánh giá phân hạng cấp tỉnh năm 2024 có trách nhiệm tổ chức quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm theo đúng Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP; tiếp tục nâng cao chất lượng, chuẩn hóa sản phẩm đối với các nội dung còn hạn chế để tiếp tục đăng ký thi nâng hạng sản phẩm đạt tiêu chí sản phẩm OCOP Quốc gia theo đúng quy định. Tăng cường bảo đảm an ninh mạng cho hệ thống thông tin Để tăng cường công tác bảo đảm an ninh mạng trên địa bàn tỉnh, tại Công văn số 2030/UBND-NC ngày 11/6, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương áp dụng tài liệu “Hướng dẫn các biện pháp tăng cường bảo đảm an ninh mạng cho hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia” để thực hiện thống nhất, đồng bộ cho các hệ thống thông tin; cơ sở đánh giá tổng thể, nghiên cứu cập nhật, bổ sung chính sách quản lý, quy trình quản trị, vận hành, các giải pháp bảo đảm an ninh mạng cho các hệ thống thông tin trọng yếu. Khẩn trương, ưu tiên tổ chức kiểm tra an ninh mạng; rà soát, gỡ bỏ mã độc trên máy tính (nếu có); sao lưu dự phòng dữ liệu quan trọng; tăng cường giám sát an ninh mạng để kịp thời phát hiện hoạt động tấn công mạng. Đồng thời, rà soát việc tuân thủ của bộ phận kỹ thuật, cán bộ, công chức, viên chức đối với chính sách quản lý, quy chế bảo đảm an ninh mạng, quy trình quản trị, vận hành, ứng cứu sự cố, kiểm soát truy cập tài khoản quản trị đối với các hệ thống thông tin trọng yếu. Trao đổi kết quả kiểm tra, đánh giá tổng thể về an ninh mạng; kịp thời báo cáo về sự cố an ninh mạng nếu xảy ra trong quá trình vận hành về Công an tỉnh (Cơ quan Thường trực Tiểu ban An toàn, An ninh mạng tỉnh) để phối hợp triển khai các biện pháp bảo vệ an ninh mạng, hỗ trợ ứng cứu, xử lý, khắc phục sự cố. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư ngoài ngân sách Để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh, sớm đưa các dự án đi vào hoạt động theo đúng tiến độ đã được phê duyệt, tại Công văn số 2070/UBND-KTTH ngày 13/6, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên, chủ động rà soát khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh để kịp thời giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật. Theo dõi, có văn bản đôn đốc, hướng dẫn nhà đầu tư trong quá trình triển khai các thủ tục pháp lý có liên quan đến hoạt động dự án, nhất là trong các lĩnh vực về đầu tư, đất đai, khoáng sản,... (như: cảnh báo dự án sắp chậm tiến độ, sắp hết thời hạn hoạt động hoặc đã hết thời hạn hoạt động, sắp hết thời hạn thuê đất, sắp hết thời hạn khai thác khoáng sản,...) để việc triển khai thực hiện các dự án đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra tình trạng không giải quyết các thủ tục có liên quan do chậm trễ về mặt thời gian khi nộp hồ sơ thực hiện TTHC. Tăng cường vai trò, trách nhiệm trong giải quyết công việc, thực hiện nghiêm Quy chế làm việc của UBND tỉnh và các chỉ đạo có liên quan của UBND tỉnh; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng chậm trễ giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính do nguyên nhân chủ quan làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thường xuyên theo dõi, đôn đốc các nhà đầu tư triển khai dự án trên địa bàn tỉnh theo đúng tiến độ thực hiện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trong trường hợp các dự án thực hiện không đảm bảo tiến độ, nhưng không có nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. |
Chi đoàn thanh niên |
Số lượt xem:96 |