Hội nghị khởi động Dự án Giảm nghèo khu vưc Tây Nguyên Tỉnh Kon Tum
11-9-2014
Sáng 10 tháng 9 năm 2014, Ban điều phối Dự án Trung ương (trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Kon Tum đồng tổ chức Hội nghị khởi động Dự án Giảm nghèo khu vưc Tây Nguyên - tỉnh Kon Tum để Dự án chính thức bắt đầu triển khai thực hiện tại tỉnh Kon Tum.
Hội nghị khởi động Dự án Giảm nghèo khu vưc Tây Nguyên Tỉnh Kon Tum

          Trên cơ sở chủ trương của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục Dự án “Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên” do Ngân hàng Thế giới tài trợ tại Công văn số 1440/TTg-QHQT ngày 18 tháng 9 năm 2012, ngày 31 tháng 10 năm 2013 Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo khu vưc Tây Nguyên - tỉnh Kon Tum tại Quyết định số 551/QĐ-UBND. Sau khoảng thời gian hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý cần thiết như: đám phán, ký kết hiệp định với nhà tài trợ…, vào sáng ngày 10 tháng 9 năm 2014, Ban điều phối Dự án Trung ương (trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Kon Tum đồng tổ chức Hội nghị khởi động Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên - tỉnh Kon Tum để Dự án chính thức bắt đầu triển khai thực hiện tại tỉnh.

         Tham dự và chỉ đạo Hội nghị có bà Lê Thị Kim Đơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum. Cùng dự Hội nghị còn có lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan; lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các huyện vùng dự án, các Ban quản lý dự án ODA đang thực hiện trên địa bàn tỉnh,  Ban quản lý dự án giảm nghèo các huyện, Ban Phát triển xã và các cơ quan thông tin đại chúng của địa phương.

         Việc triển khai thực hiện Dự án Giảm nghèo khu vưc Tây Nguyên - tỉnh Kon Tum - là cơ hội để tạo điều kiện thuận lợi giúp cho các hộ gia đình và công đồng dân cư nghèo trong vùng Dự án vương lên thoát nghèo, góp phần vào công cuộc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Một số thông tin chung về Dự án

* Tên dự án: Dự án Giảm nghèo khu vực Tây nguyên - tỉnh Kon Tum

* Nhà tài trợ: Ngân hành Thế giới

* Có quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum

* Thời gian thực hiện dự án: Dự kiến từ năm 2014 - 2019

* Tổng vốn đầu tư: Dự kiến khoảng 30.065.000 USD (Vốn ODA: 27.058.000 USD và vốn đối ứng 3.007.000USD), trong đó phân bổ đợt 1 (85%): 25.555.000 USD (Vốn ODA: 23.000.000 và vốn đối ứng 2.555.000USD).

 Dự kiến cơ cấu phân bổ cho các hợp phần:

     + Phát triển CSHT thôn/làng:                           30%

     + Phát triển sinh kế bền vững:                         20%

     + Đầu tư CSHT cấp huyện, NCNL và TT:         30%

     + Quản lý dự án:                                                   5%

     + Chưa phân bổ:                                                15%

* Mục tiêu phát triển của dự án: Nâng cao mức sống thông qua cải thiện cơ hội sinh kế cho các hộ gia đình và cộng đồng nghèo tại 30 xã nghèo thuộc 6 huyện: Tu Mơ Rông, Ngọc Hồi, Đăk Glei, Sa Thầy, Kon Rẫy và Kon Plong.

* Mục tiêu cụ thể của dự án:

      +  Cải thiện hệ thông cơ sở hạ tầng cấp xã và thôn/làng để hỗ trợ phát triển sản xuất.

      + Tăng tự chủ về sinh kế thông qua củng cố an ninh lương thực và dinh dưỡng; đồng thời thúc đẩy đa dạng hóa các loại hình sinh kế, phát triển kết nối thị trường để cải thiện thu nhập bền vững cho người dân.

      + Cải thiện điều kiện CSHT kết nối cấp huyện để thúc đẩy sản xuất, tăng cường tiếp cận dịch vụ công cộng.

      + Nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp để thực hiện hiệu quả các hoạt động của dự án; đồng thời thúc đẩy truyền thông nâng cao nhận thức của người dân nhằm tăng cường sự tham gia vào lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động của dự án

      + Đảm bảo quản lý, giám sát đánh giá hiệu quả các hoạt động của dự án theo đúng thiết kế.

Dự án gồm có 4 hợp phần:

- Hợp phần 1: Phát triển CSHT cấp xã và thôn/làng: Gồm có 2 tiểu hợp phần

      + THP 1.1: Phát triển CSHT cấp xã và thôn/làng: Tập trung đầu tư xây dựng các công trình CSHT cấp xã và thôn/làng phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho phát triển sinh kế và đáp ứng như cầu thiết yếu của người dân.

      + THP 1.2: Thực hiện vận hành và bảo trì để đảm bảo các công trình CSHT ở cấp xã và thôn/làng phát huy bền vững (mỗi công trình không quá 30 triệu đồng) với tổng kinh phí là 10% của THP1.1

      Tổng vốn dự kiến: Tổng vốn vay (85%) là 7.901.886 USD (dự án không khuyến khích các công trình có bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư).

- Hợp phần 2 : Phát triển sinh kế bền vững: Gồm có 2 tiểu hợp phần

      + THP2.1: Tự chủ và đa dạng hóa thu nhập:

      (1) Hỗ trợ phát triển các tổ nhóm cải thiện sinh kế (LEG) về củng cố an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng cho hộ gia đình;

      (2) Hỗ trợ phát triển các nhóm cải thiện sinh kế đa dạng hóa thu nhập.

       + THP2.2:  Phát triển và kết nối thị trường: Phát triển quan hệ đối tác sản xuất giữa các nhóm cải thiện sinh kế, doanh nghiệp, các nhà cung ứng dịch vụ để phát triển các loại hình sinh kế có tiềm năng thị trường.

      Tổng vốn dự kiến: Tổng vốn vay (85%) là 4.682.880 USD

- Hợp phần 3: CSHT kết nối, nâng cao năng lực và truyền thông: Gồm có 2 tiểu hợp phần

      + THP3.1: Cơ sở hạ tầng kết nối cấp huyện. Phát triển các công trình CSHT kết nối cấp huyện nhằm cải thiện cả các công trình CSHT “cứng” (như giao thông, thủy lợi) và CSHT “mềm” (như thông tin thị trường) để cải thiện kết nối trong nội vùng dự án.

      + THP3.2: Nâng cao năng lực (NCNL): NCNL cho đội ngũ cán bộ dự án, cán bộ các cấp có liên quan trực tiếp và cung cấp kỹ thuật (qua hoạt động của nhóm hỗ trợ kỹ thuật cho dự án).

        + THP3.3: Truyền thông: Gồm các hoạt động truyền thông, chia sẻ tri thức để phổ biến thông tin về hỗ trợ của Dự án đến người hưởng lợi cũng nhu các bên liên quan khác.

      Tổng vốn dự kiến: Tổng vốn vay (85%) là 9.023.790 USD

- Hợp phần 4: Quản lý dự án

      Mục tiêu: Nhằm quản lý có hiệu quản các hoạt động theo thiết kế của dự án, hệ thống giám sát và đánh giá cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động, kết quả và tác động của dự án.

      Tổng vốn dự kiến: Tổng vốn vay (85%) là 1.391.464 USD

Phòng Tổng hợp - Chiến lược  
Số lượt xem:77