Thứ 7, ngày 30 tháng 9 năm 2023
Tin mới:   Lịch công tác tuần (Từ ngày 25 tháng 9 năm 2023 đến 01 tháng 10 năm 2023)      Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2023 - 2030      Quy định thu hồi đất đối với một số trường hợp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn tỉnh Kon Tum      Đoàn viên thanh niên Sở Kế hoạch và Đầu tư tham dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VII, năm 2023      Thông báo về đăng ký nhu cầu hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa      Phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án Sửa chữa nâng cấp Đập Đăk Cấm, thành phố Kon Tum      Quy chế phối hợp xây dựng, duy trì hệ thống thông tin, chia sẻ, cung cấp thông tin dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum       TimKiem
 Icon GIỚI THIỆU
  Icon   Giới thiệu chung
  Icon   Cơ cấu tổ chức
  Icon   Sơ đồ tổ chức
  Icon   Quy chế làm việc
  Icon   Tổ chức Đảng, đoàn thể
 Icon HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ
  Icon   Đầu tư công
  Icon   Kế hoạch phát triển KTXH
  Icon   Đăng ký đầu tư
  Icon   Đăng ký doanh nghiệp
  Icon   Chính sách ưu đãi đầu tư
  Icon   Thông tin hỗ trợ doanh nghiệp
  Icon   Hướng dẫn lập kế hoạch năm 2024
 Icon CÔNG KHAI ĐẦU TƯ CÔNG
  Icon   Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
  Icon   Quy hoạch phát triển KTXH
  Icon   Quy hoạch ngành, sản phẩm
  Icon   Các chương trình, đề án
  Icon   Kế hoạch trung hạn 2016 - 2020
  Icon   Kế hoạch trung hạn 2021 - 2025
  Icon   Kế hoạch hằng năm
 Icon KÊU GỌI ĐẦU TƯ
  Icon   Dự án kêu gọi đầu tư
  Icon   DA giới thiệu tìm hiểu cơ hội đầu tư
  Icon   DA đã cấp giấy chứng nhận đầu tư
  Icon   DA thu hồi giấy chứng nhận đầu tư
  Icon   Dự án vận động vốn ODA
 Icon KỶ YẾU HỘI NGHỊ HỢP TÁC
  Icon   Phát biểu của CT UBND tỉnh Kon Tum
  Icon   Báo cáo tổng quan về Hội nghị
  Icon   Các bài phát biểu tại Hội nghị
  Icon   Thông tin cơ bản các tỉnh
  Icon   Tiềm năng và cơ hội hợp tác
  Icon   Nội dung đã cam kết tại Hội nghị
  Icon   Hình ảnh hoạt động hợp tác
 Icon HỘI NGHỊ HỌP TÁC CLV
  Icon   Thông tin về Hội Nghị CLV8
  Icon   Các bài tham luận, phát biểu tại Hội nghị
  Icon   Một số hình ảnh nổi bật
 Icon DỰ ÁN TẠO VỐN TỪ QUỸ ĐẤT
  Icon   Danh mục dự án đầu tư
  Icon   Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn
 Icon THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
  Icon   Dự án hoàn thành
  Icon   Dự án đang triển khai
  Icon   Dự án CBĐT
 Icon DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
  Icon   Lĩnh vực Đăng ký kinh doanh
  Icon   Lĩnh vực DN, kinh tế tập thể và tư nhân
  Icon   Lĩnh vực Kinh tế đối ngoại
  Icon   Lĩnh vực Đấu thầu, thẩm định
 Icon DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KHU VỰC BIÊN GIỚI
  Icon   Giới thiệu về dự án
  Icon   Các hoạt động của dự án
 Icon THANH TRA, KIỂM TRA
  Icon   Kết luận thanh tra, kiểm tra
  Icon   Việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra
  Icon   Việc kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra
 Icon GIẢI QUYẾT KNTC, KNPA
  Icon   Quyết định giải quyết khiếu nại
  Icon   Kết luận nội dung tố cáo
  Icon   Kết quả xử lý vụ việc khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị
 Icon PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
    THỐNG KÊ TRUY CẬP
 NguoiTruyCap  Tổng số người truy cập:
4408299
Số người online: 4001
   Kỷ yếu hội nghị hợp tác
 Báo cáo tổng quan Hội nghị
7/9/2012 3:37:09 PM     
 

BÁO CÁO TỔNG QUAN HỘI NGHỊ

Tổng quan về sáng kiến hợp tác phát triển giữa Kon Tum với các tỉnh:
Ubon Ratchathani, Sisaket (Thái Lan); Champasak, Salavan, Sê Kông, Attapeu (Lào); Quảng Ngãi, Bình Định (Việt nam)
 
An Overview on Innovations in Development Cooperation between Kon Tum and Provinces: Ubon Ratchathani, Sisaket (Thailand); Champasak, Salavan, Se Kong, Attapeu (Laos); Quảng Ngãi, Bình Định (Vietnam) 

 
1. Bối cảnh chung và ý nghĩa của một số hàng lang tuyến
Trong bối hiện nay, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế chủ đạo của thế giới, khu vực. Các quốc gia phải tiếp tục đối phó và phối hợp hành động cùng nhau giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như: biến đổi khí hậu, đói nghèo, ô nhiễm môi trường, khan hiếm nước, các đại dịch và các thảm họa thiên nhiên khác.
ASEANvới các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản (ASEAN + 1; ASEAN + 3) đang hướng đến xây dựng cộng động hòa bình, hợp tác và phát triển thịnh vượng, thúc đẩy kết nối Đông Á, kết nối nội vùng ASEAN, hợp tác tiểu vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển, khai thác các thế mạnh của các đối tác trên cơ sở tăng cường hợp tác về tài chính - tiền tệ; đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch, giao thông vận tải và phát triển cơ sở hạ tầng; chuyển giao khoa học-công nghệ, giáo dục, quản lý thảm họa...
Các nước ASEAN thì bước vào thời kỳ hợp tác mới, cùng nhau xây dựng cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột: Chính trị-an ninh; kinh tế; văn hóa-xã hội; hợp tác ASEAN với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu.
Tiểu vùng Mê Kông luôn thu hút sự chú ý lớn của giới hoạch định và nghiên cứu chính sách. Từ vấn đề nguồn nước, môi trường, biến đổi khí hậu, nguồn lợi thủy sản, sự đa dạng sinh học đến vị trí chiến lược có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược của nhiều nước. Một trong những chiến lược quan trọng của tiểu vùng Mê Kông là việc phát triển hành lang kinh tế, từ đó sẽ gia tăng các lợi ích cải thiện các kết nối về giao thông tới các khu vực còn hẻo lánh và nằm sâu trong đất liền của khu vực, mở ra cho nhiều cơ hội đầu tư, tạo điều kiện thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các thành viên trong khu vực.
Khu tam giác phát triển, tiếp tục phát huy các thế mạnh của mỗi bên để hợp tác phát triển, trong đó tập trung khai thác các tiềm năng, thế mạnh của phía Campuchia và Lào là đất đai, khoáng sản, tiềm năng thủy điện và của phía Việt Nam là nguồn nhân lực, vốn đầu tư, công nghệ trong một số ngành và lĩnh vực như nông nghiệp, thủy điện, công nghiệp chế biến... 
Hợp tác phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, khai thác tài nguyên, sử dụng đất có hiệu quả và phát triển bền vững tại mỗi nước và cả khu vực.
Trên nền tảng của hội nhập toàn cầu, thông qua việc thực hiện các nguyên tắt và hiệp định trong khuôn khổ; xuất phát từ xu hướng phát triển chung của khu vực và của Việt Nam; các sáng kiến hợp tác phát triển của các địa phương của các quốc gia với nhau đang từng bước được nâng lên tầm cao mới như: Hành lang kinh tế Đông - Tây (Mawlamyine - Mukdahan - Savannakhet - Lao Bảo - Đà Nẵng: Sự hình thành và phát triển hành lang kinh tế đông (EWEC) là một sáng kiến được nêu ra vào năm 1998 tại Hội nghị Bộ trưởng Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng lần thứ tám tổ chức tại Manila (Philippines). Hành lang dựa trên một tuyến giao thông đường bộ dài 1.450 km đi qua 13 tỉnh của 04 nước gồm 02 tỉnh của Myanma (thành phố cảng Mawlamyine và Kayin) đến 7 tỉnh Thái Lan (Tak, Sukhothai, Kalasin, Phitsanulok, Khon Kaen, Yasothon, Mukdahan); 01 tỉnh của Lào (Savannakhet) và 03 tỉnh của Việt Nam (Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng); hai Hành lang 1 vành đai phía Bắc: Hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; (ii) hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; hành lang kinh tế Bắc - Nam: Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; hành lang kinh tế phía Nam: Bangkok - PhomPenh - TP. Hồ Chí Minh - Vũng Tàu; Bangkok - Siemriep - Pleiku - Quy Nhơn; Bangkok - Kampot - Hà Tiên - Cà Mau; Hiệp hội các tỉnh Việt nam - Lào- Thái Lan có sử dụng chung đường 8 và 12… Hợp tác phát triển trên các hành lang tuyến luôn được các tỉnh, thành và cộng đồng doanh nghiệp quan tâm; thành quả của hợp tác đã tạo ra nhiều kết quả tốt đẹp cho Chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trên nhiều mặt…, đồng thời đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, các nhà tài trợ, giới đầu tư kinh doanh về những cơ hội phát triển trong tương lai.
2. Sơ lược sự hình thành và kết nối hành lang tuyến giao thông từ Đông bắc Thái Lan - Nam Lào - Tây nguyên - Duyên hải miền Trung
Với sự tương đồng và gần gũi về mặt địa lý, văn hóa giữa các vùng miền, lợi thế về tiềm năng của các địa phương là cơ sở thiết lập hợp tác phát triển, nhằm cùng nhau khai thác hiệu quả các lợi thế so sánh của nhau;
làn sóng đầu tư vào các tỉnh Nam Lào của các doanh nghiệp Việt Nam, Thái Lan.... Xuất phát từ ý tưởng trên, hợp tác giữa Kon Tum với Ubon ratchathani,Sisaket (Thái Lan); Champasak, Salavan, Sê Kông, Attapeu (Lào); Quảng Ngãi, Bình Định (Việt Nam); điểm khởi đầu của quá trình hợp tác xuất phát từ tỉnh Ubon Ratchathani(Thái Lan) qua một số tỉnh, đến các cảng biển của Bình Định và Quảng Ngãi. Có thể nói đây là hành lang tuyến có khoảng cách chỉ bằng ½ chiều dài tuyến thương mại Hành lang Kinh tế Đông Tây.
Tỉnh SiSaKet (Thái Lan): Là một tỉnh đông bắc Thái Lan, có diện tích 8.840; dân số khoảng 1,5 triệu; có vườn quốc gia Khao Phra Wihin với diện tích 130 km2; có ngôi chùa Sisaket cổ kính với hơn 10 nghìn bức tượng to nhỏ nằm xung quanh các gian.
Tỉnh Ubon Ratchathani (Thái Lan), là một tỉnh Đông Bắc và cực Đông của Thái Lan, cách Bangkok khoảng 600 km. Đứng thứ 4 về diện tích và đứng thứ 5 về kinh tế của cả nước. Ubon là nơi trung chuyển về hợp tác đầu tư, thương mại, du lịch của toàn vùng; có thế mạnh phát triển về nông nghiệp, du lịch, giáo dục; các ngành, hàng thủ công mỹ nghệ, lụa, chăn nuôi gà phát triển mạnh; Ubon có trường đại học Ubon Ratchathani Rajabhat University Thái Lan là nơi đào tạo nguồn nhân lực có quy mô lớn trên các lĩnh vực quản trị kinh doanh, du lịch, quan hệ quốc tế…
Tỉnh Salavan (Lào) nằm trên tuyến hành lang Đông - Tây (3) và Bắc - Nam (1 và 2); có quốc lộ 13, quốc lộ 20 là trục giao thông chính của tỉnh. Tỉnh có nguồn tài nguyên dồi dào (đá vôi, than đá, kim loại có giá trị cao…) là trọng điểm phát triển công nghiệp xi măng, vật liệu có chứa xi măng, vật liệu xây dựng, gạch và bêtông, đá vôi..
Tỉnh Sê Kông (Lào) nằm trên hai tuyến hành lang Đông - Tây (2) và Bắc - Nam (1). Có đường trục chính 16B, 11, 1H, rất thuận lợi trong giao lưu với các tỉnh. Có lợi thế trong phát triển thủy điện, có nhiều loại khoáng sản quý như: sắt, đồng, vàng, than đá…
Tỉnh Champasak (Lào) nằm tại điểm giao của hành lang Đông - Tây (đường 16) và hành lang Bắc - Nam (đường 13); có sông Mekong chảy qua trung tâm tỉnh. Là một đầu mối giao thông, có sân bay quốc tế tại thị xã tỉnh lỵ (Pakse). Có các ngành công nghiệp đang phát triển như: thủy điện, khai thác vàng, sản xuất phân vi sinh, chế biến gỗ, chế tác vàng bạc.
Tỉnh Attapeu (Lào) có đường 18B nối với cửa khẩu Quốc tế Phoukeua (Attapeu) - Bờ Y (Kon Tum), nối quốc lộ 40, 14 (Việt Nam), rất thuận ra trong giao lưu thương mại, du lịch với các tỉnh niềm trung, Tây Nguyên của Việt Nam. Tỉnh được thiên nhiên ưu đãi với nhiều tài nguyên khoáng sản (than đá, đồng, vàng, bôxit…) đất đai rộng chưa khai thác và có nhiều tiềm năng về kinh tế (thủy điện, trồng cây công nghiệp lâu năm…)
Tỉnh Kon Tum (Việt Nam) có vị trí quan trọng của Tam giác phát triển Việt nam - Lào - Camphuchia, có Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, có các quốc lộ 40, 24, 14 qua tỉnh nối Khu kinh tế cửa khẩu này với các đô thị tỉnh, thành phố (Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng…) và Khu kinh tế Dung Quất cùng với các cảng biến miền Trung. Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế về địa kinh tế của Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, năm 2007, Quy hoạch chung phát triển Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ, theo đó mục tiêu, định hướng sẽ xây dựng phát triển Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y thành đô thị loại II vùng biên giới, với hướng phát triển hiện đại, bền vững, môi trường thân thiện, văn minh. Năm 2010, Công trình trạm kiểm soát liên kiểm cửa khẩu quốc tế Phoukeua - tỉnh Atapư (Lào), đã hoàn thành và khánh thành đưa vào hoạt động; tạo thành cập cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum) - Phoukeua (Attapeu).
Khu Cửa khẩu quốc tế Bờ Y có diện tích 70.438 ha, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y được thành lập nhằm: (1) Xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y trở thành Vùng động lực, trung tâm liên kết với hành lang kinh tế Đông - Tây trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia; (2) Xây dựng Khu trung tâm, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y trở thành đô thị biên giới, khai thác có hiệu quả các điều kiện về vị trí địa lý, trong quá trình hội nhập; (3) Thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn, biên giới và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, văn hoá, xã hội, dân tộc, trật tự an ninh quốc phòng; (4) Tạo điều kiện bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới quốc gia, bảo đảm đoàn kết dân tộc, tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các quốc gia trong khu vực.
Chính phủ Việt Nam khuyến khích và bảo hộ các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư kinh doanh tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y trong các lĩnh vực: xuất nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, vận chuyển hàng hoá quá cảnh phù hợp với Hiệp định vận tải quá cảnh hàng hoá, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, hội chợ triển lãm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất nhập khẩu, các chi nhánh đại diện, các công ty trong và ngoài nước, chợ cửa khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng, du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng,...
Cơ sở hạ tầng Khu Kinh tế cửa khẩu Bờ Y cũng từng bước được cải thiện đáng kể, trong giai đoạn 2005-2010 đã thực hiện 58 dự án, công trình đầu tư hạ tầng từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, với tổng mức đầu tư 1.646 tỷ đồng, bình quân mỗi năm đầu tư 330 tỷ đồng/năm. Công tác quảng bá, kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y được tăng cường chỉ đạo, góp phần đạt các mục tiêu phát triển của Khu kinh tế theo qui hoạch. Hiện có 10 dự án đã đi vào sản xuất, kinh doanh với tổng vốn đầu tư 175 tỷ đồng, tổng doanh thu trong thời gian qua ước đạt 6,6 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho 190 lao động.
Từ sau khi hình thành Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, Khu kinh tế cửa khẩu đã trở thành yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; bình quân năm có khoảng 76.000 lượt khách xuất - Nhập cảnh; có 14.800 lượt phương tiện Xuất-Nhập cảnh/năm; giá trị kim ngạch Xuất- Nhập khẩu khoảng 37 triệu USD/năm; Thu ngân sách trên 51 tỷ đồng/năm; ngoài ra còn tạo ra công ăn, việc làm, tăng thu nhập cho lực lượng lao động hoạt động tại các cơ sở phụ trợ cho các hoạt động của khu kinh tế.
Tỉnh Bình định (Việt Nam) cách cửa khẩu quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum)- Phoukeua (Attapeu) khoảng 300 km. Bình định là cửa ngõ ra biển gần nhất, thuận lợi nhất của Tây Nguyên với hai cảng biển đang hoạt động, đó là Cảng Quy Nhơn và Cảng Thị Nai; trong tương lai gần, cảng biển Nhơn Hội thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội được xây dựng hoàn chỉnh, thì Bình Định đóng vai trò quan trọng trên trục hợp tác Đông - Tây, cửa ngõ ra biển Đông của tiểu vùng sông Mê Kông. Bình định có đường bờ biển dài 134 km, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển, hợp tác, đầu tư xây dựng các tuyến du lịch.
Qung Ngãi (Việt Nam) có vị trí mang tầm chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam và Hàng lang kinh tế Đông - Tây, có cả đường bộ, đường sắt, đường không và là cửa ngõ quan trọng ra biển đông: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 24A, 24B; tuyến đường sắt Bắc - Nam; sân bay Chu Lai (tỉnh Quảng Nam) cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 35 km…Có 130 km bờ biển với 5 cảng biển; trong đó cảng biển Dung Quất mang tầm vóc của một cảng quốc tế.
Với địa kinh tế lợi thế của các tỉnh cùng với các hoạt động đối ngoại, các diễn biến quốc tế trong khuôn khổ hợp tác giữa các nước, các tỉnh đã được tăng cường. Hành lang từ kết nối giao thông đang dần trở thành hành lang kinh tế thực sự trong những năm qua và trong thời gian tới. SiSaKet theo đường 221, 226 đến Ubon Ratsathani (Thái Lan), từ Ubon qua trạm kiểm soát biên giới Vangtao-Songmake theo đường 16w tới thị xã Pakse, tỉnh Champasak, theo đường 16E, 16 đến tỉnh Sê Kông, theo đường 16b đến Attapeu, theo đường 18b đến cập cửa khẩu  Phoukeua (Attapư)- Bờ Y (Kon Tum) theo đường 40, 14, 19, 24 đến Cảng Bình Định (theo đường 19), Quảng Ngãi (theo đường 24) đang trở thành hành lang kinh tế Ubon - Siaket - Champasak - Attapeu - Kon Tum - Quảng Ngãi - Bình Định.
3. Các lĩnh vực có khả năng hợp tác giữa các tỉnh trên hành lang tuyến
Nhằm phát huy lợi thế và tiềm năng, rút ngắn khoảng cách phát triển với các vùng, khu vực khác của mỗi nước đang là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi khu vực, quốc gia, địa phương; muốn phát triển phải hợp tác, liên kết; các lĩnh vực có khả năng hợp tác:
- Phát triển khu hợp tác kinh tế biên giới Phoukue (tỉnh Attapeu) giữa Lào và cửa khẩu Bờ Y (tỉnh Kon Tum) Việt Nam trở thành trung tâm giao thương biên giới.
- Hợp tác trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê,.) và xây dựng các cơ sở chế biến tại các tỉnh; trao đổi kỹ thuật để nâng cao chất lượng cà phê, cao su; hợp tác trong bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng; cung ứng máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp; hợp tác trong trao đổi kinh nghiệm khai thác sản xuất vật liệu xây dựng (gạch ngói).
- Hợp tác trong nghiên cứu, khảo sát khả năng để mở các tuyến du lịch và trao đổi hành khách; tạo điều kiện để quảng bá và xúc tiến du lịch. Tổ chức và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tham gia vào hoạt động buôn bán sản phẩm, hàng hóa giữa các tỉnh, tiến đến việc xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm và trung tâm đại diện thương mại.
- Hợp tác đầu tư xây dựng các dự án năng lượng, mạng lưới truyền tải điện; phối hợp khai thác dự án thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản. Hoàn chỉnh các tuyến đường trục kết nối các địa phương và ra các cảng biển, các trung tâm kinh tế lớn.
- Hợp tác trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án như: thăm dò khoáng sản, xây dựng thủy điện…
- Các tỉnh thông qua cơ sở đào tạo của tỉnh mình (Trường Đại học; Phân hiệu Đại học) nghiên cứu các hình thức hợp tác và trao đổi đào tạo cán bộ, lưu học sinh; đào tạo ngôn ngữ (Thái, Lào, Việt); nghiên cứu thành lập trung tâm thông tin về thương mại, du lịch, đầu tư giữa Kon Tum với các tỉnh.
4. Các giải pháp tổ chức thực hiện
Cơ chế chính sách hợp tác
- Thống nhất quy chế phối hợp - hợp tác được thảo luận tại hội nghị (có dự thảo kèm theo).
      - Cải thiện thủ tục hành chính tại các cặp cửa khẩu tạo điều kiện cho người và phương tiện qua lại.
 - Cải thiện môi trường đầu tư, quản lý đầu tư công tại khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (Ngọc Hồi).
Kêu gọi tài trợ các tổ chức Quốc tế: Các tỉnh phối hợp tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào tuyến hành lang kinh tế; tổ chức Hội nghị hợp tác luân phiên một năm một lần kết hợp tổ chức Hội chợ Thương mại các khu vực Đông Bắc Thái Lan - Nam Lào - Bắc Tây Nguyên - Duyên hải miền Trung.
Tạo sự đồng thuận, thống nhất hỗ trợ của các Chính phủ từ các chủ trương, chính sách.
 
1. Background and significance of some corridor routes
In the current social setting, peace, cooperation and development continue being a decisive trend worldwide and regionally. Countries have to continue dealing with and carrying out combined actions to resolve such global issues as climate changes, poverty, environment pollution, water shortage, pandemics and natural disasters.
ASEAN, together with its partners - China, Korea and Japan (ASEAN+1; ASEAN+3), is aiming at building a peaceful, cooperative and prosperious community, promoting linkages to East Asia and within ESEAN countries, enhancing sub-regional cooperation, shortening development gaps, exploiting one another’s advantages on the basis of fostering cooperation in finance, currency, commerce, investment, tourism, transportations and infrastructure develop-ment, science and technology transfers, education, and disaster management.
ASEAN countries are on steps of a new cooperation period of building an ASEAN community relying on 3 main features including politics - security; economy, and culture - society. The cooperation between ASEAN and its partners continues to be developed and deepened.
The Mekong subregion always attracts great attention of planning-makers and policy researchers. Water resources, environment, climate changes, seafood resources, bio-diversity and strategic positions have a great significance in many countries’ strategies. One of the most important strategies of the Mekong subregion is the development of economy corridors, which will increase profits and improve transport linkages to its secluded and interior areas in order to open more opportunities for investments and provide conditions for the shortening of development gaps between members in the region.
The Development Triangle region continues bringing into play each side’s advantages for its development cooperation, which focuses on the exploitation of land, minerals, hydropower potentials towards Laos and Cambodia and of human resources, investments, technologies in the fields of agriculture, hydropower and processing industries towards Vietnam. Cooperation in economic development has to combine with the protection of eco-environment, the efficient exploitation and use of minerals and land, and the sustainable development in each country and in the whole region.
On the basis of the global integration, through the implimentation of principles and agreements, and from the general development trend of the region and of Vietnam, innovations in development cooperation among countries’ regions have grdually been upgraded to a new level such as Eas-West Economic Corridor (Mawlamyine - Mukdahan - Savannakhet - Lao Bảo - Đà Nẵng: Formation and development of the East - West Economic Corridor (EWEC) is an innovation introduced in 1998 at the Eighth Ministerial Conference of the Greater Mekong Sub-region held in Manila (Philippines). The corridor is based on a inland road transport route with the length of 1.450 km and passes 13 provinces of 4 countries, including 02 provinces of Myanma (Mawlamyine seaport city and Kayin) to 07 provinces of Thailand (Tak, Sukhothai, Kalasin, Phitsanulok, Khon Kaen, Yasothon, Mukdahan), 01 provinces of Laos (Savannakhet) and 03 provinces of Vietnam (Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng). Two economic corridors and one belt in the North: Economic Corridor of Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; (ii) Economic Corridor of Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, North - South Economic Corridor: Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Southern Economy Corridor: Bangkok - PhomPenh - Hồ Chí Minh City - Vũng Tàu; Bangkok - Siemriep - Pleiku - Quy Nhơn; Bangkok - Kampot - Hà Tiên - Cà Mau., and Association of Vietnamse - Laos - Thailand Provinces with the common use of Road No. 8 and No. 12.
Development cooperation on corridor routes always receives attention of provinces, cities and enterprise communities. Achieve-ments of the cooperation have created benifites for the local authorities, enterprise communities and the people in many aspects. On the other hand, it has attracted attention of international communities, sponsors and business investors for their development opportunities in the future
2. Outline of the formation and connection of the transport corridor route from North-eastern Thailand - Southern Laos - Tay Nguyen - Central Coast
With geographic and cultural similarities and closenesses among regions, each region’s advantages and potentials are a foundation for their development cooperation, aiming at the effective exploitation of competitive advantages of each other. Particularly, there has been an investment wave into Laos’ southern provinces of Viet-namese and Thailand enterprises. Originating from the above ideas, cooperation between Kon Tum and Ubon Ratchathani, Sisaket (Thailand), Champasak, Salavan, Sê Kông, Attapeu (Laos) and Quảng Ngãi, Bình Định (Vietnam) is introduced with the start point from Ubon Ratchathani(Thái Lan) through some other provincces to seaports of Bình Định và Quảng Ngãi. The length of this corridor route is only half of that of East - West Economic Corridor.
SiSaKet provincce (Thailand) is located in the northeast of Thailan with the areas of8.840 square kilometers and population of 1.5 million people. It poccesses Khao Phra Wihin National Park and the ancient Sisaket pagoda with more than 10 thousand statues, both big and small. 
Ubon Ratchathani province (Thailand) is located in the north - east and the eastern pole of Thailand, and is approximately 600 kilometers far from Bangkok. Ubon Ratcha-thani has the forth biggest area and the fifth developed economy in the whole country. Ubon is a bridge of investment cooperation, commerce and tourism of the whole region, with advantages in developing agriculture, tourism, education, handicrafts, silk and chicken-raising. The province has Ubon Ratchathani Rajabhat University, being a place to train human resources on big scales in the fields of business administration, tourism, international relationship and so on.
Salavan province (Laos) is located in the East - West Corridor route (3) and North - South Corridor route (1) with Nation Roads No. 13 and No. 20 being its main roads. The province, with its diverse natural resources (limestone, coal, valuable metals, etc.), is a key place for the development of cement, cement-related materials, construction materials such as brick and concrete, and limestone.
Se Kong province (Laos) lies on the East - West Corridor route (3) and North - South Corridor route (1) with main roads No. 16B, No. 11H and No. 1H, which is very convenient for its transport with others. The province has advantages in developing hydropower and possesses many precious minerals such as iron, copper, gold and limestone.
Champasak province (Laos) is located in the intersection of the East - West Corridor (Road No.16) and the North - South Corridor (Road No.13), with the Mekong river flowing across the center of the province. Champasak is an important transport hub with an international airport in Pakse provincial Town and has many developing industries such as hydropower, gold exploitation, micro-biological fertilizer production, wood processing and gold and silver crafting.
Attapeu province (Laos) has Road No.18B connecting with the Phoukeua (Attapeu) - Bo Y (Kon Tum) international border crossing and National Road No.40, and No.14 of Vietnam, which is very convenient for its exchanges in commerce and tourism with provinces in the centre and Tay Nguyen of Vietnam. The province also possesses a variety of minerals (coal, copper, gold and bauxite), a large area of unexploited land and other economic potentials (hydropower, long-term industrial crops).
Kon Tum province (Vietnam) occupies an important position in the Development Triangle of Vietnam - Laos - Cambodia, with the Bo Y Border Crossing Economic Zone. Kon Tum lies on National Roads No.40 and No.24 connecting the Bo Y Border Crossing Economic Zone with provincial towns and cities (Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng), with Dung Quat Economic Zone and with seaports in the central region. Aiming at exploiting potentials and advantages in economic geography of the Bo Y interna-tional border crossing, in 2007, the general planning for the development of the region in the vision to 2025 was approved by the Prime Minister with the purpose of making the Bo Y Border Crossing Economic Zone a border Grade - II city with modern, sustainable and environment-friendly development. In 2010, the Phoukeua international border crossingjointinspection checkpoint (Attapeu province, Laos) was completed and entered its action, which created a pair of the border crossings: Bo Y (Kon Tum) - Phoukeua (Attapeu).
The Bo Y international border crossing region has the area of 70.438 hectares, and its establishment aims at: (1) Building and developing the Bo Y international border crossing economic zone to become a motivation region and a center linking with the East - West Economic Corridor in the Development Triangle of Vietnam - Laos - Cambodia; (2) Making the Bo Y international border crossing economic zone a border urban city, effectively exploiting its geographic conditions in the process of integration; (3) Promoting the development in border rural areas, reducing negative impacts on eco-environment, culture, society, ethnic minorities, and national secu-rity and social order; (4) Creating conditions for the protection of territorial sovereignty and national border security, ensuring national unity, fostering  friendly cooperation relation-ship with other nations in the region.
The Vietnamese government encourages and protects organizations and individuals investing into The Bo Y International Border Economic Zonein the fields of exportation and importation, temporary importation, re-exportation, transportation of goods in transit appropriate to agreements on transit transport of goods, customs bonded warehouses, tax-free stores, fairs and exhibitions, stores for introduction of products, premises of producing or processing goods for export, representative branches, local and international companies, border crossing markets, infrastructure invest-ments, tourism, financial and banking services.
The Bo Y International Border Economic Zone infrastructure has been improved considerably; in the period of 2005 and 2010, 58 investment projects in infrastructure were carried out thanks to the government budget, with the total investment of 1.646 billion VND (an average of 330 billion VND per annum). Promoting and soliciting organizations and individuals to invest for the development of the Bo Y International Border Economic Zone have been carried out, contributing to the implementation of the zone’s economic targets as planned. At present, 10 projects, with the total investment of 175 million VND, were brought into production and business, creating jobs for 190 labors.
Since its foundation, the Bo Y International Border Economic Zone has played an important role in the socio-economic development of the province. There is an annual average of 76.000 immigration guest workers and 14.800 immigration vehicles per annum; the export - import turnover is approximately 37 million per annum. The budget revenue is over 51 billion; besides, the economic zone has created jobs and an increase in income for labors working in premises supporting its activities. 
 
Binh Dinh province (Vietnam) is approximately 300 kilometers away from the Bo Y (Kon Tum) - Phoukeua (Attapeu) international border crossing. Binh Dinh, the shortest and most convenient gateway of Tay Nguyen to the sea, has two seaports: Quy Nhon harbor and Thi Nai harbor. In the near future, Binh Dinh, with the completion of Nhon Hoi harbor of Nhon Hoi Economic Zone, plays an important role in the East - West cooperation and in the gateway of the Mekong subregion to the East Sea. Binh Dinh’s possession of 140 - kilometer coast is a convenient condition for the development of sea tourism and investment cooperation in tourism routes.
Quang Ngai province (Vietnam) has a strategic position in the key economic zone of the centre of Vietnam and the East - West Economic Corridor, with inland roads (National Roads No. 1A, 24A and 24B), railroad (North - South Railroad) airway and Chu Lai airport (in Quang Nam province) only 35 kilometers far from Quang Ngai City. Thanks to its 130 - kilometer coast and 5 seaports, with Dung Quat habor considered as an international one, Quang Ngai is an important gateway to the East Sea. 
With advantages in economic geography, together with depomatic activities, international events within the cooperation framework among nations and provinces have been enahnced. Transport linkage corridors have graually been turning real economic corridors in the past years and certainly in the time to come. SiSaKet (Laos) follows Road No.221 and No.226 to Ubon Ratsathani (Thailand), which passes the Vangtao-Songmake border crossing checkpoint on Road No. 16W to Pakse Town of Champasak province and follows Road No. 16E to Attapeu and Road No. 18B to Phoukeua (Attapeu)- Bờ Y (Kon Tum) border crossing and Road No. 40, 14, 19, 24 to Binh Dinh Habor (on Road No.19) and Quang Ngai (on Raod No. 24). This has really became an economic corridor of Ubon - Siaket - Champasak - Attapeu - Kon Tum - Quảng Ngãi - Bình Định.
 
3. Fields with possibilities for cooperation among provinces on the corridor route
Aiming at bringing into play advantages and potentials and shortening development gaps with other regions, each nation occupies an important position in development strategies of each region; the development of regions within a nation and subregions with a region are dramatically significant to that of the whole. A prerequisite condition for fostering development is coopertation and connection among countries, regions and subregions. On the corridor route, its provinces are able to cooperate in the following issues:
- Developing the Phoukue - Bo Y Border Economic Cooperative Zone to become a boder commercial center.
- Planting industrial crops (rubber, coffee, ect) and building processing premises in provinces; exchanging technologies to upgrade the quality of coffee and rubber; conserving and developing forest resources; supplying machines and equipments for agricultural production; and exchanging experiences in exploiting and producing construction materials (brick and tile).
- Researching and investigating abilities to open tourism routes and to exchange passengers; creating conditions for the boost and promotion of tourism; organizing and providing enterprises with opportunities to join sales activities, aiming at building places for introduction of products and representative commercial centers.
- Investing in the construction of energy projects and electricity transmission networks; coordinating in the exploration, exploitation and processing of minerals; completing roads linking to regions, seaports and major economic centers. 
- Reporting and evaluating impacts of projects (mineral exploration, hydropower plant construction) towards the environment.
- Through provinces’ educational institutions (Universities or Campus of Universities), looking for aprropriate forms in cadre training and student exchange, language training (Thai, Lao, Vietnamese); establishing information centers of commerce, tourism and investment between Kon Tum and others. 
 
4. Solutions for Organization and Implimention
Cooperation mechanisms and policies
- Unifying coordination and coopertaion regulations dicussed at the conference (together with a draft). 
- Improving administrative procedures in border crossings to facilitate transport.
- Improving investment invironment and public investment management in the Bo Y international border crossing (Ngoc Hoi district).
Soliciting international organizations’ supports: Provinces coordinate in holding conferences on promoting investments into the economic corridor route and organizing cooperation annual conferences alternately in combination with holding Commercial Fairs of Northeast Thailand - Southern Laos - Northern Tay Nguyen - Central Coast.  
Creating supportive consensus and unification of the gorvernments via guidelinesand policies.

 

 

Phòng THCL  
     
 Các tin khác:
      Icon  Bài phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum
PicQuangCao
PicQuangCao
PicQuangCao
PicQuangCao
PicQuangCao
PicQuangCao
PicQuangCao
PicQuangCao
PicQuangCao
PicQuangCao
PicQuangCao
PicQuangCao
PicQuangCao
PicQuangCao
TRANG CHỦ    |    GÓP Ý       |    ĐĂNG NHẬP     
  Trang thông tin điện tử Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum
  Quản lý và nhập tin: Sở Kế hoạch và Đầu tư, 12 - Nguyễn Viết Xuân - TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum. 
  Người chịu trách nhiệm chính:Ngô Việt Thành . Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon tum
  Điện thoại:02603.862710; Fax: 0603.864253; Email: skhdt@kontum.gov.vn, sokehoachdautu-kontum@chinhphu.vn
Phát triển:TNC