banner
Thứ 5, ngày 9 tháng 5 năm 2024
Đề án phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
17-3-2022

Ngày 15/03/2022, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 344/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu "Phát triển Mắc ca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả, bền vững, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước"

 Theo Đề án, đến năm 2030, sản lượng Mắc ca qua chế biến đạt khoảng 130.000 tấn hạt và đạt khoảng 500.000 tấn hạt vào năm 2050; Giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm Mắc ca đạt khoảng 400 triệu USD vào năm 2030, khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2050, trong đó tỷ lệ sản phẩm Mắc ca nguyên vỏ không vượt quá 40%.

Về quy mô diện tích: Đến năm 2030, phấn đấu tổng diện tích Mắc ca cả nước đạt từ 130.000 - 150.000 ha, tập trung tại các tỉnh vùng Tây Bắc (khoảng 75.000 - 95.000 ha, chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu), vùng Tây Nguyên (khoảng 45.000 ha, chủ yếu tại các tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Nông, Kon Tum) và một số địa phương có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp với yêu cầu sinh thái của cây Mắc ca (khoảng 10.000 ha); Đến năm 2050, trên cơ sở tổng kết, đánh giá hiệu quả phát triển Mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, sẽ định hướng cụ thể về quy mô diện tích và vùng trồng Mắc ca, phấn đấu đạt khoảng 250.000 ha.

Về cơ sở chế biến: Đến năm 2030, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở sơ chế, chế biến Mắc ca gắn với vùng trồng nguyên liệu tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên; nâng cấp 65 cơ sở sơ chế, chế biến hiện có, xây dựng mới khoảng 300 - 400 cơ sở sơ chế, chế biến, công suất mỗi cơ sở từ 100 - 200 tấn hạt/năm. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng khoảng 8 nhà máy chế biến sâu các sản phẩm Mắc ca có giá trị cao, công suất mỗi cơ sở từ 10.000 - 15.000 tấn hạt tươi/năm tại những địa phương có điều kiện thuận lợi. Sau năm 2030, sẽ rà soát, đánh giá hệ thống cơ sở sơ chế, chế biến Mắc ca để làm căn cứ định hướng quy mô phát triển các cơ sở sơ chế, chế biến phù hợp với các vùng nguyên liệu tại vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và các vùng khác.

Quyết định đề ra 6 giải pháp thực hiện về: Khoa học, công nghệ; tổ chức sản xuất; thị trường tiêu thụ; cơ chế, chính sách; nguồn vốn đầu tư; hợp tác quốc tế.

Chi tiết Quyết định số 344/QĐ-TTg tại file đính kèm.

Phòng Kinh tế ngành
Số lượt xem:254

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH KON TUM
Quản lý và nhập tin: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum, số 12 Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Người chịu trách nhiệm chính: Ngô Việt Thành, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: 02603.862710; Fax: 0603.864253; Email: skhdt@kontum.gov.vn, sokehoachdautu-kontum@chinhphu.vn.

Chung nhan Tin Nhiem Mang
4964947 Tổng số người truy cập: 1627 Số người online:
TNC Phát triển: