UBND TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 1197/QĐ-SKHĐT Kon Tum, ngày 11 tháng 7 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy định về cơ cấu tổ chức, hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; Các thủ tục hành chính và quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum
GIÁM ĐỐC SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP, ngày 08/11/2011 của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg, ngày 22/6/2007 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Căn cứ Quyết định số 123/ QĐ-CT ngày 06/3/2008 của chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum về việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
Căn cứ Quyết định số 54/2009/QĐ-UBND, ngày 05/10/2009 của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum;
Theo đề nghị của ông Chánh văn phòng Sở.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về cơ cấu tổ chức, hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; Các thủ tục hành chính và trình tự giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế cho các quy định trước đây trái với Quyết định này.
Điều 3. Các ông: Chánh Văn phòng Sở, Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Trưởng phòng Thẩm định, Trưởng phòng Hổ trợ đầu tư, Trưởng các phòng, ban có liên quan và cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh (b/c),
- Sở Nội vụ (b/c),
- Như Điều 3 (t/h)
- Lưu VT-VP-LTT (14)
|
UBND TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUY ĐỊNH
Về cơ cấu tổ chức, hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; Các thủ tục hành chính và quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Kon Tum
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1197 /QĐ-SKHĐT
ngày 11 tháng 7 năm 2012 của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy định này được xây dựng theo yêu cầu tại Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Qui chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trực thuộc Văn phòng Sở, có nhiệm vụ tiếp, hướng dẫn tổ chức, cá nhân đến liên hệ những công việc được qui định giải quyết theo cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông; nhận hồ sơ đủ thủ tục theo qui định, viết giấy hẹn, chuyển phòng chuyên môn giải quyết, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân; thu phí và lệ phí.
Điều 3. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết công việc theo cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông chỉ liên hệ với Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Nếu yêu cầu của tổ chức, cá nhân không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để tổ chức, cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đủ theo qui định thì hướng dẫn đầy đủ một lần để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh.
Điều 4. Những hồ sơ, thủ tụcđượctiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông tại Sở Kế hoạch và Đầu tư gồm có:
1- Đăng ký Doanh nghiệp.
2- Thẩm định dự án đầu tư, Thẩm định kế hoạch đấu thầu.
3- Đăng ký đầu tư/Cấp giấy Chứng nhận đầu tư.
Điều 5- Những loại hồ sơ, thủ tục của tổ chức, cá nhân không thuộc các lĩnh vực được nêu tại Điều 4 thì nộp trực tiếp tại văn thư để thụ lý và giải quyết theo qui định hiện hành.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 6- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trực thuộc Văn phòng Sở và chịu sự quản lý trực tiếp của ông Chánh văn phòng.
Điều 7. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả làm việc trong giờ hành chính vào tất cả các ngày làm việc trong tuần, bộ phận Đăng ký kinh doanh làm việc luôn buổi sáng thứ bảy hàng tuần.
Buổi sáng từ 7h30 đến 10h30.
Buổi chiều từ 13h30 đến 16h.
Thời gian hành chính còn lại trong ngày dùng để kiểm tra, sắp xếp hồ sơ, ghi phiếu giao nhận hồ sơ đối với các phòng chuyên môn.
Điều 8. Trong giờ hành chính, cán bộ công chức của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phải mặc trang phục theo quy định; có thẻ công chức đeo ở ngực và có bản chức danh đặt trên bàn làm việc để cho tổ chức, cá nhân biết liên hệ công việc.
Điều 9. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có những nhiệm vụ sau đây:
1- Tiếp tổ chức, cá nhân tại phòng làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả khi họ có yêu cầu giải quyết công việc theo cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông trong phạm vi thẩm quyền của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2- Trường hợp hồ sơ chưa hoàn chỉnh thì hướng dẫn đầy đủ một lần để tổ chức, cá nhân bổ sung hoàn chỉnh. Kiểm tra, xem xét nếu hồ sơ đầy đủ theo qui định thì tiếp nhận, viết phiếu nhận hồ sơ (Mẫu 1), vào sổ theo dõi (mẫu 3).
3- Chuyển hồ sơ của tổ chức, cá nhân đến các phòng chuyên môn có liên quan để giải quyết, vào sổ giao nhận (Mẫu 2).
5- Sau khi có kết quả, các phòng chuyên môn chuyển giao cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả hồ sơ cho tổ chức, cá nhân; thu phí, lệ phí theo qui định.
Điều 10. Mối quan hệ giữa Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả với Chánh văn phòng Sở và các phòng chuyên môn thuộc Sở.
1- Chánh văn phòng Sở có nhiệm vụ:
- Quản lý thời gian làm việc hàng ngày của cán bộ, công chức thuộcBộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Theo dõi, nắm tình hình tiếp nhận và trả kết quả của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; phối hợp với các Trưởng phòng chuyên môn kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc xảy ra, đặc biệt đối với những hồ sơ liên quan đến nội dung công việc của nhiều phòng.
- Kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh những sai sót trong quá trình làm việc của cán bộ, công chức khi giao tiếp với tổ chức, cá nhân.
- Kiến nghị với Giám đốc Sở trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; bàn ghế làm việc cho tổ chức và cá nhân đến liên hệ công việc.
- Báo cáo với Giám đốc Sở về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả bằng văn bản theo định kỳ tháng, quí, năm.
2- Các phòng chuyên môn có nhiệm vụ:
- Vào sổ các loại hồ sơ doBộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển đến.
- Trưởng các phòng chuyên môn có trách nhiệm giải quyết hồ sơ bảo đảm thời gian hẹn, đúng pháp luật. Các phòng chuyên môn không trực tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân thuộc các lĩnh vực giải quyết theo cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông.
Trường hợp hồ sơ liên quan đến nhiều phòng, ban thì Trưởng phòng, ban liên quan chịu trách nhiệm chính và phối hợp với các phòng, ban chuyên môn khác để giải quyết trước khi ký hay trình cấp có thẩm quyền xét duyệt.
CHƯƠNG III
QUI TRÌNH GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Điều 11. Mọi quy định về hồ sơ, thủ tục hành chính, thời gian giải quyết, phí, lệ phí được niêm yết công khai tại phòng làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Điều 12. Qui định về việc tiếp nhận và trả kết quả.
1- Tiếp nhận hồ sơ:
- Khi tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân; cán bộ, công chức của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm kiểm tra kỹ các loại giấy tờ cần thiết của từng loại hồ sơ, hướng dẫn đầy đủ một lần cho tổ chức, cá nhân kê khai, bổ sung (nếu thiếu). Sau khi kiểm tra nếu hồ sơ đã đúng nội dung và đủ số lượng các loại giấy tờ theo qui định thì nhận hồ sơ, viết phiếu nhận hồ sơ .
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ đã nhận đến các phòng chuyên môn ngay trong ngày, cuối ngày báo cáo kết quả nhận và giao trả hồ sơ trong ngày cho ông Chánh Văn phòng Sở.
2- Việc xem xét giải quyết hồ sơ của các phòng chuyên môn:
- Trưởng các phòng chuyên môn chịu trách nhiệm giải quyết khi nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyểnđến.
- Trường hợp tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân liên quan đến nhiều phòng thì đơn vị nào chịu trách nhiệm chính phải trực tiếp liên hệ với các phòng liên quan để giải quyết và hoàn tất các thủ tục cần thiết. Các phòng liên quan được tham gia ý kiến chịu trách nhiệm với nội dung có liên quan trong hồ sơ và thời gian xem xét không quá 03 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu quá thời hạn trên mà không có ý kiến thì coi như đồng ý.
3- Thẩm quyền ký các hồ sơ, thủ tục :
- Đối với những loại hồ sơ thủ tục mà Lãnh đạo Sở qui định thẩm quyền ký thuộc Trưởng phòng thì Trưởng phòng ký và chuyển lại cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Đối với những loại hồ sơ thủ tục mà Lãnh đạo Sở qui định thẩm quyền ký thuộc Giám đốc hoặc Phó Giám đốc thì các phòng chuyên môn trình Giám đốc hoặc các Phó Giám đốc ký (qua Văn phòng Sở, có phiếu xử lý hồ sơ).
- Đối với những loại hồ sơ, văn bản hành chính thuộc thẩm quyền ký của UBND tỉnh thì cán bộ được phân công tiếp nhận hồ sơ đó trình qua bộ phận Một cửa của văn phòng UBND tỉnh.
4- Giao trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính:
Sau khi nhận hồ sơ đã giải quyết của các phòng chuyên môn; cán bộ công chức của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trực tiếp đến bộ phận văn thư để đóng dấu và trả hồ sơ đã giải quyết cho tổ chức, cá nhân theo phiếu hẹn, thu phí, lệ phí theo qui định và vào sổ theo dõi.
Điều 13. Trường hợp không thể giải quyết hồ sơ theo đúng thời gian qui định như đã hẹn thì Bộ phận tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân biết lý do và hẹn lại thời gian trả kết quả.
CHƯƠNG IV
CÁC LOẠI HỒ SƠ, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ.
PHẦN I
Quy định về đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, thực hiện trên hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (NBRS) tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
(Theo Nghị định 43/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 về Đăng ký doanh nghiệp, Thông tư số 14/2010/TT-BKH, ngày 04/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự thủ tục Đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 43/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 và Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 Quy trình chất lượng ĐKKD-QT7.0)
Điều 14. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định về hồ sơ, trình tự và cơ chế thực hiện đăng ký trên hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Điều 15. Đối tượng áp dụng:
1. Tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam;
2. Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc đăng ký doanh nghiệp.
Điều 16. Nguyên tắc giải quyết thủ tục hành chính:
1. Người thành lập doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra trước và sau đăng ký doanh nghiệp.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông của công ty với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác trong quá trình hoạt động.
4. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế liên quan đến mã số doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 17. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:
Quy định chi tiết tại Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 Quy trình chất lượng ĐKKD-QT7.0 :
01. Quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với DNTN (ĐKKD-QT7.0-01)
02. Quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với công ty THHH hai thành viên trở lên; công ty cổ phần; công ty hợp danh (ĐKKD-QT7.0-02)
03. Quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với công ty TNHH một thành viên (ĐKKD-QT7.0-03)
04. Quá trình đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đối với DNTN (ĐKKD-QT7.0-04)
05. Quá trình đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên; công ty cổ phần; công ty hợp danh (ĐKKD-QT7.0-05)
06. Quá trình đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đối với công ty TNHH một thành viên (ĐKKD-QT7.0-06)
07. Quá trình đăng ký chuyển đổi DNTN thành công ty TNHH một thành viên hoặc hai thành viên trở lên (ĐKKD-QT7.0-07)
08. Quá trình đăng ký chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty TNHH một thành viên (ĐKKD-QT7.0-08).
09. Quá trình đăng ký chuyển đổi công ty TNHH một thành viên hoặc hai thành viên trở lên thành công ty cổ phần và ngược lại (ĐKKD-QT7.0-09).
10. Quá trình đăng ký chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên (ĐKKD-QT7.0-10).
11. Quá trình đăng ký thay đổi chủ DNTN (ĐKKD-QT7.0-11).
12. Quá trình đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên (ĐKKD-QT7.0-12).
13. Quá trình đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH, công ty cổ phần (ĐKKD-QT7.0-13).
14. Quá trình thay đổi thông tin đăng ký thuế (ĐKKD-QT7.0-14).
15. Quá trình thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (ĐKKD-QT7.0-15).
16. Quá trình đăng ký chia, tách, hợp nhất, sáp nhập công ty TNHH một thành viên thành công ty cùng loại (ĐKKD-QT7.0-16).
17. Quá trình đăng ký chia, tách, hợp nhất, sáp nhập công ty TNHH hai thành viên; công ty cổ phần thành công ty cùng loại (ĐKKD-QT7.0-17).
18. Quá trình đăng ký hợp nhất, sáp nhập công ty hợp danh thành công ty cùng loại (ĐKKD-QT7.0-18).
19. Quá trình tạm ngừng kinh doanh (ĐKKD-QT7.0-19).
20. Quá trình giải thể doanh nghiệp (ĐKKD-QT7.0-20).
21. Quá trình đăng ký hoạt động Chi nhánh/Văn phòng đại diện/Địa điểm kinh doanh (ĐKKD-QT7.0-21).
22. Quá trình đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Chi nhánh/ Văn phòng đại diện / Địa điểm kinh doanh (ĐKKD-QT7.0-22)
23. Quá trình chấm dứt hoạt động Chi nhánh/ Văn phòng đại diện/ Địa điểm kinh doanh (ĐKKD-QT7.0-23).
Điều 18: Lệ phí giải quyết các thủ tục hành chính:
Khi đăng ký doanh nghiệp, người nộp hồ sơ phải nộp lệ phí theo quy định hiện hành về ban hành mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Điều 19. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả:
Thời gian tiếp nhận:
- Ngày trong tuần: Các ngày làm việc (Thứ 2 đến thứ 7).
- Giờ trong ngày: Sáng 7h30 đến 10h30; Chiều 13h30 đến 16h00 (Thứ 7 chỉ làm việc buổi sáng).
Thời hạn trả kết quả: Không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 20: Quy trình phối hợp tạo và cấp mã số doanh nghiệp:
Khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định, thông tin về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được chuyển sang cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính). Trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Tổng cục Thuế có trách nhiệm tạo mã số doanh nghiệp và chuyển mã số doanh nghiệp sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp cho doanh nghiệp. Thông tin về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ được chuyển sang Tổng cục Thuế.
Trường hợp Tổng cục Thuế từ chối cấp mã số cho doanh nghiệp thì phải gửi thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó nói rõ lý do từ chối để chuyển cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum thông báo cho doanh nghiệp.
Điều 21. Tiếp nhận hồ sơ:
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Bộ phận Một cửa, Một cửa liên thông thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia khi:
a) Có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định 43/NĐ-CP, ngày 15/4/2010;
b) Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đề nghị chuyển đổi doanh nghiệp;
c) Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
d) Đã nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệptheo quy định.
3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phải in Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
4. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệpquốc gia.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thông báo qua mạng điện tử cho cá nhân, tổ chức đã đăng ký doanh nghiệp thời điểm trả kết quả đăng ký doanh nghiệp hoặc các nội dung cần bổ sung, sửa đổi (nếu có).
Điều 22. Trả kết quả:
Trả kết quả về đăng ký doanh nghiệp tạiBộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Khi đến nhận kết qủa người nhận gửi lại Giấy biên nhận để Bộ phận tiếp nhận và trả kết quảlưu hồ sơ doanh nghiệp.
Điều 23. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm niêm yết công khai tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ các quy định về đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
PHẦN II
Về lĩnh vực Thẩm định dự án đầu tư, Thẩm định Báo cáo kinh tế kỷ thuật, Thẩm định kế hoạch đấu thầu.
Điều 24. Thủ tục thẩm định dự án đầu tư, thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật:
Quy trình thẩm định dự án đầu tư đều được thực hiện theo Luật Xây dựng ban hành ngày 26/11/2003; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12, ngày 19/6/2009; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng về quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ và Quy trình Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2008; cụ thể là:
1- Hồ sơ trình thẩm định dự án đầu tư:
- Tờ trình của chủ đầu tư (lập theo mẫu quy định) phải người đứng đầu được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư ký.
- Hồ sơ Dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở;
-Các văn bản pháp lý cần thiết như: Chủ trương đầu tư hoặc quyết định giao kế hoạch vốn, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thông báo giới thiệu địa điểm đất xây dựng, văn bản thỏa thuận quy hoạch kiến trúc hoặc chứng chỉ quy hoạch (nếu có), các văn bản cần thiết khác tuỳ theo tính chất của từng dự án cụ thể
- Số lượng Dự án đầu tư phải nộp để tổ chức thẩm định là 05 bộ.
2- Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật:
- Tờ trình của chủ đầu tư (lập theo mẫu quy định) phải người đứng đầu được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư ký.
- Hồ sơ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (bao gồm phần thuyết minh và thiết kế bản vẽ thi công);
- Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán (lập theo mẫu quy định); Báo cáo phải người đứng đầu được giao làm chủ đầu tư ký.
- Các văn bản pháp lý cần thiết như: Chủ trương đầu tư hoặc quyết định giao kế hoạch vốn, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thông báo giới thiệu địa điểm đất xây dựng, văn bản thỏa thuận quy hoạch kiến trúc hoặc chứng chỉ quy hoạch (nếu có), các văn bản cần thiết khác tuỳ theo tính chất của từng dự án cụ thể
- Số lượng Hồ sơ phải nộp để tổ chức thẩm định là 05 bộ.
3 - Thời gian giải quyết tại phòng Thẩm định:
- Thời hạn thẩm định các dự án đầu tư kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ:
+ Đối với Báo cáo báo kinh tế kỹ thuật: Thời hạn thẩm định không quá 8 ngày;
+ Đối với các dự án thuộc nhóm C: Thời hạn thẩm định không quá 10 ngày;
+ Đối với các dự án thuộc nhóm B: Thời hạn thẩm định không quá 15 ngày;
+ Đối với các dự án thuộc nhóm A: Thời hạn thẩm định không quá 20 ngày;
4- Thời gian giải quyết sau khi đã chỉnh sửa hoàn chỉnh theo biên bản thẩm định của BanThẩm định:
Thời gian kiểm tra trước khi tiếp nhận 03 ngày đối với dự án nhóm A, 02 ngày đối với dự án nhóm B, 01 ngày đối với dự án nhóm C và Báo cáo KTKT; nếu thủ tục đầy đủ thì thời gian soạn thảo văn bản và trình ký báo cáo thẩm định không quá 07 ngày đối với dự án nhóm A; 05 ngày đối với dự án nhóm B; 02 ngày đối với dự án nhóm C và Báo cáo kinh tế kỹ thuật.
5- Lệ phí thẩm định:
Thực hiện theo Thông tư số 176/2011/TT-BTC, ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng.
Điều 25. Trình tự, thủ tục thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu:
Công tác đấu thầu được thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu ban hành ngày 29/11/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12, ngày 19/6/2009; Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng và Quy trình Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2008; cụ thể là:
1- Hồ sơ trình thẩm định kế hoạch đấu thầu:
a. Hồ sơ gồm có:
- Tờ trình của chủ đầu tư (lập theo mẫu quy định)phải người đứng đầu được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư ký;
- Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật.
- Quyết định phê duyệt dự toán kèm theo Hồ sơ Dự toán (dùng để kiểm tra sau khi kiểm tra xong sẽ hoàn trả lại cho chủ đầu tư).
- Các văn bản pháp lý có liên quan khác (văn bản giao kế hoạch vốn hoặc chủ trương cho triển khai thực hiện của cấp có thẩm quyền).
b. Thời gian giải quyết: Không quá 05 ngày cho một gói thầu.
2 - Hồ sơ trình thẩm định kết quả đấu thầu: (Nếu có)
a. Hồ sơ gồm có:
- Tờ trình của Chủ đầu tư (lập theo mấu quy định);phải người đứng đầu được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư ký.
- Báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu (của tổ chuyên gia xét thầu).
- Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu;
- Hồ sơ dự thầu;
- Hồ sơ mời thầu kèm quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu;
- Quyết định thành lập tổ chuyên gia đấu thầu hoặc hợp đồng thuê tư vấn đấu thầu, tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp;
- Biên bản mở thầu, các văn bản liên quan đến việc bên mời thầu yêu cầu và nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có).
- Các tài liệu khác liên quan.
b. Thời gian giải quyết: Không quá 07 ngày cho một gói thầu.
3 - Lệ phí thẩm đinh:
Theo quy định tại Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ là 0,01% trên giá gói thầu, nhưng tối thiểu là 500.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng.
· Ghi chú: Trong quá trình xét thầu của tổ chuyên gia, nếu chưa bảo đảm theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ có văn bản thẩm định trình UBND tỉnh xem xét (UBND tỉnh sẽ giao Liên ngành phúc tra lại toàn bộ hồ sơ dự thầu và có qui định thời gian thẩm định riêng cho hồ sơ này).
PHẦN III
CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ "MỘT CỬA" VỀ LĨNH VỰC ĐẦU TƯ
Điều 26. Những thủ tục hành chính đối với lĩnh vực đầu tư
1. Thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước: Đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn từ 15 tỷ đồng đến dưới 300 tỷ đồng; không đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư; không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện và không thuộc diện do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư:
1.Hồ sơ gồm có:
- Bản đăng ký đầu tư (theo mẫu).
- Văn bản giới thiếu địa điểm (kèm theo sơ đồ trích lục) của cơ quan hành chính nhà nước.
- Dự án đầu tư.
- Bản sao (chứng thực) văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
- Bản sao (chứng thực) chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo pháp luật.
- Đánh giá tác động môi trường/cam kết môi trường.
- Chứng chỉ quy hoạch (nếu có).
2. Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
3. Thời hạn trả kết quả: Trong ngày làm việc, ngay sau khi nhận hồ sơ hợp lệ; Sở Kế hoạch và Đầu tư trao giấy biên nhận cho nhà đầu tư.
Điều 27. Đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước: Đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn từ 15 tỷ đồng đến dưới 300 tỷ đồng; đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư; không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện và không thuộc diện do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
1.Hồ sơ gồm có:
- Bản đăng ký đầu tư (theo mẫu kèm theo);
- Văn bản giới thiếu địa điểm (kèm theo sơ đồ trích lục) của cơ quan hành chính nhà nước.
- Dự án đầu tư;
- Bản sao (chứng thực) văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
- Bản sao (chứng thực) chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo pháp luật.
- Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định (đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế);
- Đánh giá tác động môi trường/cam kết môi trường.
- Chứng chỉ quy hoạch (nếu có)..
2. Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
3. Thời hạn trả kết quả: Trong 10 ngày làm việc, ngay sau khi nhận hồ sơ hợp lệ.
- Trong thời hạn 04 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản trình UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư và chuyển cho Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo và trao Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư;
Điều 28. Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư đốivớidự án đầutư nước ngoài: Có quymô vốn đầu tư dưới 300 tỷvà khôngthuộclĩnhvực đầutư có điềukiện.
1. Hồsơ gồmcó:
- Bản đăngký đầutư (theomẫu);
- Vănbảngiớithiệu địa điểm (kèmtheosơ đồtríchlục) củacơ quanhànhchínhnhà nước.
- Dự án đầutư;
- Vănbảnxácnhậntư cáchpháplý củanhà đầutư;
- Hợp đồnghợptáckinhdoanh đốivớihìnhthức đầutư theoHợp đồnghợptáckinhdoanh;
- Báocáonănglựctàichínhcủanhà đầutư (donhà đầutư lậpvà chịutráchnhiệm);
- Đánhgiá tác độngmôitrường/camkếtmôitrường.
- Chứngchỉquyhoạch (nếucó).
Đốivớitrườnghợpdự án đầutư gắnvớiviệcthànhlậptổchứckinhtế, nhà đầutư phảinộpkèmtheo:
- Hồsơ đăngký doanhnghiệp tươngứngvớimỗiloạihìnhdoanhnghiệptheoquy địnhcủaphápluậtvềdoanhnghiệpvà phápluậtcó liênquan;
- Hợp đồngliêndoanh đốivớihìnhthức đầutư thànhlậptổchứckinhtếliêndoanhgiữanhà đầutư trongnướcvà nhà đầutư nướcngoài.
2. Sốlượnghồsơ: 02 bộ.
3. Thờihạntrảkếtquả: 10 ngày.
- Trongthờihạn04ngàykểtừngàynhận đủhồsơ hợplệ, SởKếhoạchvà Đầutư sẽtrìnhUBNDtỉnh đểcấpGiấychứngnhận đầutư;
- Trongthờihạn05 ngàykểtừngàynhận đượchồsơ củaSởKếhoạchvà Đầutư, UBNDtỉnhcấpgiấpchứngnhận đầutư và chuyểnchoSởKếhoạchvà Đầutư;
- Trongvòng01 ngàykểtừngàynhận đượcGiấychứngnhận đầutư, SởKếhoạchvà Đầutư thôngbáovà traogiấychứngnhận đầutư chonhà đầutư;
Điều 29. Thẩmtradự án đầutư:
1. Thànhphầnhồsơ baogồm:
Hồ sơ
|
Đối với dự án có vốn
|
Từ 300 tỷ đồng trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
|
Dưới 300 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
|
Từ 300 tỷ đồng trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
|
- Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu)
|
X
|
X
|
X
|
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư
|
X
|
X
|
X
|
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư
|
X
|
X
|
X
|
- Văn bản giới thiếu địa điểm (kèm theo sơ đồ trích lục) của cơ quan hành chính nhà nước.
|
X
|
X
|
X
|
- Văn bản chấp thuận thành lập: cơ sở giáo dục – đào tạo/y tế, bệnh viện của cấp có thẩm quyền
|
|
X
|
X
|
- Đánh giá tác động môi trường/cam kết môi trường
|
X
|
X
|
X
|
- Chứng chỉ quy hoạch (nếu có)
|
X
|
X
|
X
|
- Báo cáo giải trình kinh tế - kỹ thuật (Dự án đầu tư)
|
X
|
X
|
X
|
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh
|
X
|
X
|
X
|
- Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện
|
|
X
|
|
- Giải trình khả năng đáp ứng kiều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng khi tham gia thị trường
|
|
|
X
|
Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:
|
|
|
|
- Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định
|
X
|
X
|
X
|
- Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
|
X
|
X
|
X
|
2. Số lượng hồ sơ: 08 bộ.
3. Thời hạn trả kết quả: Trong 24 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra cho các cơ quan liên quan; trường hợp cần thiết thì gửi hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến thẩm tra có ý kiến thẩm tra bằng văn bản và chịu trách nhiệm về những vấn đề của dự án thuộc chức năng quản lý của mình và gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Trong thời hạn 05 ngàykể từ ngày làm việc nhận được văn bản thẩm tra của các cơ quan liên quan, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và ban hành báo cáo thẩm tra gửi nhà đầu tư và báo cáo UBND tỉnh.
Nếu trong quá trình thẩm tra có nhiều vấn đề vướng mắc, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình UBND tỉnh xem xét. Trong vòng 05 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh quyết định cấp hoặc không cấp Giấy chứng nhận đầu tư và chuyển cho Sở Kế hoạch và Đầu tư; Trường hợp dự án đầu tư không được chấp thuận, trong 01 ngày làm việc Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đã chỉnh sửa hoàn chỉnh theo báo cáo thẩm tra, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh đổi Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư và chuyển cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận Giấy chứng nhận đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo và trả kết quả cho nhà đầu tư.
* Đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ:
1. Số lượng hồ sơ: 10 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ gốc.
2. Thời hạn trả kết quả: Tùy thuộc thời gian ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương và ý kiến về chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ (theo quy định là 45 ngày).
Điều 30. Điều chỉnh dự án đầu tư
1. Khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức, vốn và thời hạn thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Việc điều chỉnh dự án đầu tư thực hiện theo một trong các quy trình sau:
- Không phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh hoặc thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư;
- Đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư;
- Thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư.
3. Các dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh hoặc thẩm tra điều chỉnh gồm:
- Các dự án không điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn.
- Các dự án đầu tư trong nước mà sau khi điều chỉnh, dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
- Các dự án đầu tư trong nước mà sau khi điều chỉnh, dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ và không thay đổi mục tiêu, địa điểm đầu tư.
Điều 31. Đăng ký điều chỉnh dự án
1. Hồ sơ gồm có:
- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư hoặc Bản đăng ký/đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu).
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh (nếu có).
- Văn bản giới thiếu địa điểm (kèm theo sơ đồ trích lục) bổ sung hoặc điều chỉnh của cơ quan hành chính nhà nước (nếu có).
- Chứng chỉ quy hoạch điều chỉnh (nếu có).
- Đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký bản cam kết về bảo vệ môi trường bổ sung được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (nếu có).
- Bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc điều lệ doanh nghiệp (đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài).
2. Số lượng hồ sơ: 02 bộ, trong đó có 01 bộ gốc
3. Thời hạn trả kết quả: Trong 09 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh đổi Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh đổi giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư và chuyển cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo và trao giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.
Điều 32. Thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư:
1. Hồ sơ gồm có:
- Bản đăng ký/đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu).
- Báo cáo giải trình lý do điều chỉnh, những nội dung thay đổi so với nội dung đã thẩm tra khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án.
- Văn bản giới thiếu địa điểm (kèm theo sơ đồ trích lục) bổ sung hoặc điều chỉnh của cơ quan hành chính nhà nước (nếu có).
- Bản sao (chứng thực) Giấy chứng nhận đầu tư;
- Chứng chỉ quy hoạch điều chỉnh (nếu có).
- Đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký bản cam kết về bảo vệ môi trường bổ sung được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (nếu có).
- Bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc điều lệ doanh nghiệp (đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài)
2. Số lượng hồ sơ: 08 bộ.
3. Thời hạn trả kết quả: 24 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ đến các cơ quan liên quan; trường hợp cần thiết thì gửi hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành.
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến thẩm tra có ý kiến thẩm tra bằng văn bản và chịu trách nhiệm về những vấn đề của dự án thuộc chức năng quản lý của mình và gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Trong thời hạn 05 ngàykể từ ngày làm việc nhận được văn bản thẩm tra của các cơ quan liên quan, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và ban hành báo cáo thẩm tra gửi nhà đầu tư và báo cáo UBND tỉnh.
Trường hợp trong quá trình thẩm tra có nhiều vấn đề vướng mắc, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình UBND tỉnh xem xét. Trong vòng 05 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh quyết định cấp hoặc không cấp Giấy chứng nhận đầu tư và chuyển cho Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư điều chỉnh không được chấp thuận, trong 01 ngày làm việc Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đã chỉnh sửa hoàn chỉnh theo báo cáo thẩm tra, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư điều chỉnh.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh đổi Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cho nhà đầu tư và chuyển cho Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo và trả kết quả cho nhà đầu tư;
4. Trường hợp dự án đầu tư sau khi điều chỉnh trở thành dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với lĩnh vực đầu tư chưa có trong quy hoạch hoặc chưa có điều kiện đầu tư được pháp luật quy định, thì UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trước khi điều chỉnh, bổ sung nội dung Giấy chứng nhận đầu tư.
5. Trường hợp nội dung điều chỉnh liên quan đến lĩnh vực đầu tư có điều kiện, thì Ủy ban nhân dân tỉnh lấy ý kiến thẩm tra của Bộ, ngành có liên quan trước khi điều chỉnh, bổ sung nội dung Giấy chứng nhận đầu tư.
6. Thời hạn trả kết quả phụ thuộc vào thời gian có ý kiến của các Bộ ngành và Trung ương.
Điều 33. Chuyểnnhượng toàn bộ dự án:
1. Hồ sơ bao gồm:
- Hồ sơ của chủ đầu tư cũ:
+ Đơn xin chuyển nhượng dự án (theo mẫu).
+ Báo cáo tình hình hoạt động triển khai dự án tính đến thời điểm chuyển nhượng của bên chuyển nhượng.
+ Bản sao chứng thực Hợp đồng chuyển nhượng dự án.
- Hồ sơ của chủ đầu tư mới:
+ Văn bản về tư cách pháp lý của bên nhận chuyển nhượng: Đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh phù hợp (bản sao chứng thực).
2. Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
3. Thời hạn trả kết quả: Trong 09 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trong thời hạn 03 ngày, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh đổi Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh đổi giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư và chuyển cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Trong thời hạn 01 ngày, kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo và trao giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.
4. Yêu cầu, điều kiện chuyển nhượng dự án
- Bảo đảm các yêu cầu theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các văn bản pháp luật có liên quan và quy định này;
- Bảo đảm tỷ lệ và các điều kiện phù hợp với quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Việc chuyển nhượng vốn là giá trị quyền sử dụng đất phải phù hợp với quy định pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan
- Trường hợp chuyển nhượng dự án của tổ chức kinh tế không gắn với việc chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh tế chuyển nhượng thì việc chuyển nhượng dự án sẽ tuân thủ các điều kiện và thủ tục chuyển nhượng vốn quy định tại Điều 65 Nghị định 108/2006/NĐ-CP
- Trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với việc chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế chuyển nhượng thì việc chuyển nhượng dự án phải tuân thủ quy định về điều kiện và thủ tục sáp nhập, mua lại doanh nghiệp quy định tại Điều 56 Nghị định 108/2006/NĐ-CP
- Trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với việc chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh tế chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thành lập tổ chức kinh tế để tiếp tục triển khai dự án đầu tư đó thì thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của Nghị định 108/2006/NĐ-CP
Điều 34. Tạm ngừng, giãn tiến độ thực hiện dự án:
1. Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Văn bản thông báo tạm ngừng, giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư. Trong đó nêu rõ lý do và thời hạn tạm ngừng, giãn tiến độ thực hiện dự án.
2. Số lượng hồ sơ: 02 bộ
3. Thời hạn trả kết quả: Trong 09 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trong thời hạn 03 ngày, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh về việc tạm ngừng, giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh xem xét, quyết định việc tạm ngừng, giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư và chuyển cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Trong thời hạn 01 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho nhà đầu tư biết.
4. Trường hợp hoạt động trở lại, nhà đầu tư thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước quản lý đầu tư.
Điều 35. Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư:
Thực hiện theo Điều 68, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Điều 36. Thanhlý dự án đầutư:
1. Hồsơ baogồm:
- Vănbảnthôngbáovềviệcthanhlý dự án đầutư củanhà đầutư.
- Giấychứngnhận đầutư (bảngốc).
2. Sốlượnghồsơ: 02 bộ.
3. Yêucầu, điềukiện:
- Cácnhà đầutư trongtổchứckinhtếkhôngcó tranhchấptrongviệcthựchiệnthanhlý dự án đầutư.
- Đã hoànthànhviệcthanhtoáncáckhoảnnợ.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 37. Chánh Văn phòng Sở, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, các phòng chuyên môn có liên quan tổ chức thực hiện quy định này.
Cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ nếu có những biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực, không đảm bảo thời gian giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông tại quy định này thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức thực hiện tốt cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông theo quy định này thì được Giám đốc Sở xem xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 38. Trong quá trình thực hiện nếu thấy vướng mắc hoặc cần góp ý bổ sung thì báo cáo với Giám đốc sở xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
|