Chủ nhật, ngày 11 tháng 6 năm 2023
Tin mới:   Hướng dẫn việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước, bao gồm cả nguồn vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân để lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt công bố, điều chỉnh quy hoạch      Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược chuyển đổi số và phát triển báo chí đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum      Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050      Thông báo điều chỉnh kế hoạch vốn ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư theo ngành, lĩnh vực năm 2023 (lần 1)      Kế hoạch Tuyên truyền công tác cải cách hành chính nhà nước của Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2023      Thông báo chi tiết kế hoạch đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất cấp tỉnh quản lý năm 2023 theo tiến độ nguồn thu (đợt 1 và 2)      UBND tỉnh họp Phiên thường kỳ tháng 5/2023       TimKiem
 Icon GIỚI THIỆU
  Icon   Giới thiệu chung
  Icon   Cơ cấu tổ chức
  Icon   Sơ đồ tổ chức
  Icon   Quy chế làm việc
  Icon   Tổ chức Đảng, đoàn thể
 Icon HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ
  Icon   Đầu tư công
  Icon   Kế hoạch phát triển KTXH
  Icon   Đăng ký đầu tư
  Icon   Đăng ký doanh nghiệp
  Icon   Chính sách ưu đãi đầu tư
  Icon   Thông tin hỗ trợ doanh nghiệp
  Icon   Hướng dẫn lập kế hoạch năm 2021
  Icon   Hướng dẫn lập Kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025
  Icon   Hướng dẫn lập kế hoạch năm 2022
  Icon   Hướng dẫn lập kế hoạch năm 2023
 Icon CÔNG KHAI ĐẦU TƯ CÔNG
  Icon   Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
  Icon   Quy hoạch phát triển KTXH
  Icon   Quy hoạch ngành, sản phẩm
  Icon   Các chương trình, đề án
  Icon   Kế hoạch trung hạn 2016 - 2020
  Icon   Kế hoạch trung hạn 2021 - 2025
  Icon   Kế hoạch hằng năm
 Icon KÊU GỌI ĐẦU TƯ
  Icon   Dự án kêu gọi đầu tư
  Icon   DA giới thiệu tìm hiểu cơ hội đầu tư
  Icon   DA đã cấp giấy chứng nhận đầu tư
  Icon   DA thu hồi giấy chứng nhận đầu tư
  Icon   Dự án vận động vốn ODA
 Icon KỶ YẾU HỘI NGHỊ HỢP TÁC
  Icon   Phát biểu của CT UBND tỉnh Kon Tum
  Icon   Báo cáo tổng quan về Hội nghị
  Icon   Các bài phát biểu tại Hội nghị
  Icon   Thông tin cơ bản các tỉnh
  Icon   Tiềm năng và cơ hội hợp tác
  Icon   Nội dung đã cam kết tại Hội nghị
  Icon   Hình ảnh hoạt động hợp tác
 Icon HỘI NGHỊ HỌP TÁC CLV
  Icon   Thông tin về Hội Nghị CLV8
  Icon   Các bài tham luận, phát biểu tại Hội nghị
  Icon   Một số hình ảnh nổi bật
 Icon DỰ ÁN GIẢM NGHÈO KHU VỰC TÂY NGUYÊN
  Icon   Quyết định phê duyệt Báo cáo NCKT
  Icon   Khung chính sách tái định cư
 Icon DỰ ÁN TẠO VỐN TỪ QUỸ ĐẤT
  Icon   Danh mục dự án đầu tư
  Icon   Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn
 Icon THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
  Icon   Dự án hoàn thành
  Icon   Dự án đang triển khai
  Icon   Dự án CBĐT
 Icon DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
  Icon   Lĩnh vực Đăng ký kinh doanh
  Icon   Lĩnh vực DN, kinh tế tập thể và tư nhân
  Icon   Lĩnh vực Kinh tế đối ngoại
  Icon   Lĩnh vực Đấu thầu, thẩm định
 Icon DỰ ÁN PHÁT TRIỂN TRẺ THƠ TOÀN DIỆN
  Icon   Giới thiệu về dự án
  Icon   Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn
  Icon   Các hoạt động của dự án
 Icon DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KHU VỰC BIÊN GIỚI
  Icon   Giới thiệu về dự án
  Icon   Các hoạt động của dự án
    THỐNG KÊ TRUY CẬP
 NguoiTruyCap  Tổng số người truy cập:
4265407
Số người online: 517
   Kỷ yếu hội nghị hợp tác
 Bài phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi
7/27/2012 4:21:58 PM     
 

Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam; có diện tích tự nhiên là 5.135,2km2, dân số gần 1,3 triệu người, có 14 đơn vị hành chính và đường bờ biển dài 130 km; có vị trí chiến lược trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung. Nằm ở trung điểm Việt Nam, có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, đặc biệt là tuyến Quốc lộ 24 nối với các tỉnh Tây Nguyên và hệ thống cảng biển nước sâu Dung Quất; Quảng Ngãi là cửa ngõ quan trọng trong chuỗi liên kết với các tỉnh Tây nguyên của Việt Nam - Nam Lào - Đông Bắc Thái Lan và là cửa ngõ mang tính chiến lược hướng ra biển Đông tại miền Trung Việt Nam.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Từ một tỉnh thuần nông, kém phát triển, trong những năm gần đây kinh tế Quảng Ngãi có bước chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp, dịch vụ và đã đạt được những thành tựu to lớn. Năm 2010, với mức tăng trưởng GDP 36% và tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 14.500 tỷ đồng, Quảng Ngãi đứng thứ bảy trong nhóm mười tỉnh thành của Việt Nam cân đối ngân sách cho Trung ương. Với hạt nhân tăng trưởng là khu kinh tế Dung Quất, đặc biệt là Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - Nhà máy Lọc dầu đầu tiên của Việt Nam đã đem lại cho kinh tế Quảng Ngãi bước tăng trưởng ngoạn mục và là những nhân tố mang tính động lực để Quảng Ngãi ngày càng phát triển năng động hơn, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.

Kính thưa quý vị,

Với định hướng phấn đấu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; hiện nay, Quảng Ngãi có một khu kinh tế, ba khu công nghiệp tập trung và 16 cụm công nghiệp làng nghề; trong đó, Khu kinh tế Dung Quất đã được Chính phủ cho phép mở rộng từ 10.300ha lên 45.332ha và được quy hoạch trở thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực; trong đó trọng tâm là công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp hóa chất và các ngành công nghiệp nặng như: luyện cán thép, đóng tàu biển và các ngành khác gắn liền với việc khai thác cảng biển nước sâu. Khu kinh tế Dung Quất đang được Quy hoạch xây dựng để trở thành một thành phố công nghiệp mở, trung tâm lọc hóa dầu quốc gia, trung tâm đô thị, công nghiệp và dịch vụ cảng biển của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, là đầu mối về giao thông vận tải, trao đổi hàng hóa và giao lưu quốc tế quan trọng của khu vực miền Trung và Tây nguyên. Đến nay, khu kinh tế này đã thu hút được 116 dự án với tổng vốn đăng ký là 8,85 tỷ USD, vốn giải ngân đạt khoảng 5 tỷ USD và đang ngày càng thể hiện rõ vai trò động lực đối với sự phát triển của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và khu vực miền Trung - Tây nguyên nói chung.

Các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp làng nghề đang phát huy tác dụng, góp phần thúc đẩy kinh tế Quảng Ngãi phát triển. Cùng với phát triển công nghiệp, tỉnh Quảng Ngãi đặc biệt chú trọng phát triển thương mại, dịch vụ nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu của phát triển công nghiệp và tập trung thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn theo hướng đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất canh tác và tăng cường khả năng chế biến hàng nông sản nhằm tăng dần giá trị hàng hóa trong từng đơn vị sản phẩm nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo hướng dân chủ, văn minh, hiện đại.

 Kính thưa quý vị,

Trong những năm qua, để phát huy lợi thế và tiềm năng của tỉnh, Quảng Ngãi đã tích cực huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là về cảng biển - điều kiện quan trọng để phát triển công nghiệp nặng và xây dựng thành phố Dung Quất hướng ra biển, kết nối toàn cầu. Vịnh Dung Quất có lợi thế kín gió, có độ sâu lý tưởng - 19m, cách tuyến hàng hải quốc tế 90 hải lý; hệ thống cảng Dung Quất I đã được hình thành gồm bến cảng tổng hợp, bến container, các bến cảng chuyên dụng cho dầu khí, đóng tàu, công nghiệp nặng…có khả năng tiếp nhận tàu lên đến 100,000 DWT. Hiện nay, các bến cảng đã đi vào hoạt động ổn định, tiếp nhận hàng rời và hàng container, kết nối mở tuyến vận chuyển đi Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc  Singapore, Philiphin…đáp ứng tốt nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh và các tỉnh trong khu vực. Hiện nay, BQL KKT Dung Quất đang tiếp tục quy hoạch và phát triển cảng Dung Quất II để khai thác lợi thế của vịnh siêu sâu Mỹ Hàn với độ sâu lý tưởng -24m, chiều dài bờ biển có thể xây dựng cầu cảng từ 6.000-7.500m rất thuận cho phát triển công nghiệp, nhất là những dự án công nghiệp nặng cần bến cảng riêng. Đây cũng chính là lợi thế, yếu tố cạnh tranh đặc biệt của Khu kinh tế Dung Quất trong thu hút đầu tư vào giai đoạn đến.

Nhằm huy động các nguồn lực để phát triển, Quảng Ngãi đặc biệt chú trọng cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng để thúc đẩy hoạt động kinh tế; đồng thời ban hành nhiều chính sách, biện pháp hỗ trợ  các nhà đầu tư.

Với lợi thế đặc biệt về cảng biển, cửa ngõ hướng ra biển đông và là trung điểm đến tất cả vùng miền, tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp và chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, Quảng Ngãi đang chú trọng kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực sau:

 - Lọc hóa dầu, hóa chất, các dự án công nghiệp nặng có qui mô lớn và có nhu cầu gắn với cảng nước sâu và siêu sâu; công nghiệp phụ trợ, công nghiệp cơ khí chế tạo, điện, điện tử, ô tô; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.

- Phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc…tại các khu công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp phụ trợ để tạo hệ thống nhà máy vệ tinh cung cấp sản phẩm, nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy lớn tại KKT Dung Quất.

- Phát triển công nghiệp nông thôn tại các cụm công nghiệp với các ngành nghề như: sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, chế biến hàng nông sản, hàng thủ công  mỹ nghệ truyền thống và các ngành nghề sử dụng nhiều lao động và khai thác nguyên vật liệu tại địa phương...

- Các dự án đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, phát triển các khu đô thị mới, xây dựng các khu thương mại, dịch vụ, các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp…

- Khuyến khích đẩy mạnh quan hệ thương mại, xuất nhập khẩu, phát triển du lịch với các đối tác trong khu vực; trong và ngoài nước.

Kính thưa Quý vị!

Để phát huy tiềm năng phát triển của mình, Quảng Ngãi đang tập trung tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch ở trong và ngoài nước. Do vậy, chúng tôi đánh giá rất cao đề xuất của UBND tỉnh Kon tum về hợp tác phát triển giữa tám tỉnh của Việt Nam - Nam Lào - Đông Bắc Thái Lan gồm Ubon Ratchathani - Sisaket - Champasak - Sê kông - Attapư - Kon Tum - Quảng Ngãi - Bình Định. Đây là tuyến hành lang hợp tác đầy tiềm năng và một khi được xác lập, phát triển sẽ thúc đẩy quan hệ hữu nghị, giao lưu văn hóa, hợp tác đầu tư - thương mại - du lịch giữa ba nước lên tầm cao mới, đặc biệt sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho tám tỉnh tham gia.

Thứ nhất, các hoạt động giao lưu văn hóa và sự hiểu biết lẫn nhau giữa chính quyền và nhân dân tám tỉnh trên tuyến hành lang sẽ được tăng cường và phát triển.

Thứ hai, quan hệ hợp tác đầu tư - thương mại - du lịch sẽ được thúc đẩy. Thị trường cho sản phẩm của các tỉnh sẽ được mở rộng không chỉ trong phạm vi tám tỉnh mà còn tăng cường khả năng xuất khẩu sang các nước khác thông qua khai thác hệ thống cảng Dung Quất (Quảng Ngãi); và cảng Quy Nhơn (Bình Định). Dựa vào tiềm năng, thế mạnh của từng tỉnh mà hoạt động đầu tư cũng được tăng cường gắn với lợi thế cung cấp nguồn nguyên liệu của các tỉnh trên tuyến hành lang nhằm góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, thủy điện của các tỉnh. Trên lĩnh vực du lịch, việc kết nối tua, tuyến, giới thiệu sản phẩm du lịch cũng được đẩy mạnh theo định hướng “Ba quốc gia, một điểm đến” nhằm tăng cường khả năng giao lưu, hiểu biết về lịch sử, văn hóa giữa các tỉnh.

Thứ ba, song song với các hoạt động hợp tác kinh tế, hoạt động giao lưu về quản lý nhà nước, hợp tác giáo dục, trao đổi lưu học sinh…cũng được tăng cường.

Để các hoạt động hợp tác trên, chúng tôi cho rằng cần xác định rõ quan điểm về hợp tác và phương pháp hợp tác.

Về quan điểm, sự hợp tác của tám tỉnh phải dựa trên cơ sở triển khai chủ trương, chính sách của Chính phủ ba nước về hợp tác phát triển khu vực Tam giác phát triển, phát triển tiểu vùng sông Mê kong và chính sách phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị song phương giữa các nước. Đồng thời, sự hợp tác này phải dựa trên cơ sở cùng khai thác tiềm năng, lợi thế của từng tỉnh, hợp tác hỗ trợ nhau cùng phát triển, cùng cơ chế trách nhiệm và chia sẻ lợi ích, tránh cạnh tranh không lành mạnh giữa các tỉnh.

Về phương pháp hợp tác, chúng tôi thiết nghĩ phải kết hợp giữa ý chí, quyết tâm của chính quyền tám tỉnh với sự chỉ đạo, hỗ trợ, tạo điều kiện toàn diện của chính phủ ba nước và sự tham gia tích cực, hiệu quả của cộng đồng doanh nghiệp các tỉnh, trong đó, chính quyền các tỉnh là nhân tố chủ động tổ chức các hoạt động hợp tác, doanh nghiệp là nhân tố quyết định sự thành công của chương trình hợp tác. Đồng thời, tăng cường đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Tại Hội nghị lần này, chúng tôi đề nghị tập trung thảo luận, góp ý và đi đến thống nhất các nội dung sau:

- Nghiên cứu hoàn thành Báo cáo tổng quan về sáng kiến hợp tác phát triển các tỉnh thuộc ba nước Thái Lan - Lào - Việt Nam để trình Chính phủ ba nước cho chủ trương thực hiện và thống nhất Quy chế hợp tác phát triển giữa tám tỉnh để triển khai thực hiện.

- Xây dựng kế hoạch triển khai hợp tác trong năm 2012; mỗi tỉnh lựa chọn những doanh nghiệp hạt nhân, có khả năng tham gia hợp tác trong lĩnh vực đầu tư - thương mại - du lịch. Trước mắt triển khai ngay hoạt động xúc tiến du lịch, xây dựng tuyến du lịch giữa các tỉnh và đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm du lịch và thu hút khách du lịch.

- Nghiên cứu đề xuất chung, trình Chính phủ Việt Nam phê duyệt chủ trương xây dựng Quy hoạch phát triển tuyến hành lang kinh tế: Kon Tum - Quảng Ngãi - Bình Định; tích cực đẩy nhanh tiến độ hợp tác nghiên cứu xây dựng Dự thảo Đề án Khu hợp tác kinh tế biên giới Kon Tum (Việt Nam) - Attapư (Lào) (là một trong các hạt nhân của tuyến hành lang kinh tế 8 tỉnh, thành phố) để báo cáo các Bộ, ngành Trung ương, trình Chính phủ hai nước xem xét đạt tới Thỏa thuận khung chung; đề xuất Chính phủ mỗi nước cần hỗ trợ về chính sách, ngân sách, nhân lực cho các vùng biên giới. Đặc biệt, trong thời gian tới, Chính phủ và các cấp địa phương cần phối hợp chặt chẽ, có kế hoạch phát triển một cách đồng bộ trong việc quy hoạch, thành lập và vận hành các khu kinh tế cửa khẩu xuyên biên giới, đồng thời khớp nối các tuyến đường giao thông khu vực các tỉnh biên giới và nối tới cảng Dung Quất (Quảng Ngãi) và Quy Nhơn (Bình Định).

- Nhận thức rõ những trở ngại về kết cấu hạ tầng, các tỉnh, thành phố tích cực ưu tiên đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng giao thông, đặc biệt là nâng cấp Quốc lộ 24 nối với Kon Tum đến cửa khẩu Bờ Y, nâng cấp quốc lộ 24B nối quốc lộ 1A với huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi), Kim Plong (Kon Tum) đến quốc lộ 14 đến cửa khẩu Bờ Y, đây là điều kiện rất quan trọng trong việc liên kết, hợp tác phát triển.

Kính thưa Quý vị!

Trong Hội nghị lần này, tôi hy vọng chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về các phương hướng và biện pháp cụ thể để đưa ra các mục tiêu ưu tiên triển khai trong thời gian tới. Đồng thời, tôi tin tưởng chắc rằng với tầm nhìn và quyết tâm cao của tất cả chúng ta, chúng ta sẽ đạt được những thoả thuận làm nền tảng, tạo điều kiện thúc đẩy mối quan hê hợp tác tuyến hành lang kinh tế được phát triển và tin tưởng Hội nghị sẽ thành công tốt đẹp.

 Kính chúc Quý vị sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt.

Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp!

Xin trân trọng cảm ơn!.

Quang Ngai is a south central coastal province of Vietnam with a natural area of 5,135.2 km2 and a population of nearly 1.3 million people.  There are 14 administrative units. Quang Ngai with a coastline of 130 km has a strategic position in the key economic area of the central region. Located in the centre of Vietnam, Quang Ngai has a convenient transportation system including roads, railways, waterways, and airways, especially National Highway 24 connecting with the central highland provinces and the Dung Quat deep sea port. Quang Ngai is an important gateway in the links with central highland provinces of Vietnam, Southern Lao, North east Thailand and is a strategic gateway to the east sea in the central region of Vietnam.   

Cảng biển Dung Quất

From a province which used to depend purely upon agriculture and was underdeveloped, in recent years, Quang Ngai economy has been moving towards industries and services, and has gained great achievements. In 2010, with a GDP growth of 36% and total revenue of 14,500 billion VND, Quang Ngai ranked seventh in the top ten provinces of Vietnam which contributed the most to the central Government budget. The Dung Quat Economic Zone as the key economic growth factor, especially the Dung Quat Oil Refinery- the first oil refinery in Vietnam- has brought a spectacular growth for Quang Ngai economy. These are also  motivating factors which help Quang Ngai develop more dynamically and contribute to improving people’s living standards.

Ladies and gentlemen,

Quang Ngai has been striving to become a modern industrial province by the year 2020. Currently, Quang Ngai has one economic zone, three concentrated industrial parks and 16 handicraft industrial clusters. Among these, Dung Quat Economic Zone has been approved by the Government to expand from its current area of 10,300 ha to 45,332 ha and has been planned to become a comprehensive multi-sectoral economic area. Main focus is on petrochemical industries, chemical industries, and heavy industries such as steel industries, ship building and other industries associated with the exploitation of the deep sea port. Dung Quat Economic Zone (DEZ) has been planned to become an open industrial city, a national petrochemical centre, an urban area with industries and sea port services of the central key economic region. DEZ has also been planned to be the focal point for transportation, exchange of commodities and important international relations of the central and central highland areas. Up to now, there have been 116 projects invested in this area with a total registered capital of 8.85 billion USD and a disbursement of 5 billion USD. The DEZ has played a key role in the development of Quang Ngai in particular and the central and central highland regions. Industrial zones and handicraft industrial clusters have been operating well, contributing to accelerating economic development of Quang Ngai. 

Ladies and gentlemen,

During the past few years, in order to promote the advantages and the potential of the province, Quang Ngai has actively mobilised all funding sources to invest in infrastructure development, especially sea port development as this is very important for development of heavy industries and construction of Dung Quat city facing the sea and connecting with the world. The advantage of Dung Quat gulf is that it is wind tight and has an ideal depth of 19 m. The gulf is 90 miles from the international sea route. The Dung Quat I port system has been formed with a comprehensive port, a container port, special ports for oil, ship building, heavy industries. Dung Quat sea port has the capacity to receive ships of up to 100,000 DWT. These ports have been operated stably, receiving cargoes in bulk and in containers. In addition, the ports have opened routes connecting with China, Hong Kong, Taipei, Japan, Korea, Singapore, the Philipines etc...  This meets the demands of import and export of commodities and materials of enterprises working in Quang Ngai and in other neighboring provinces. Currently, the Dung Quant Economic Zone Management Board is planning and developing Dung Quat II port in order to take advantage of the My Han super-deep gulf which has an ideal depth of 24 m. A wharf with a length of 6,000-7,000 m can be constructed along the coastline, which is very convenient for industrial development, especially those that require a separate sea port.  This is also a competitive advantage of the DEZ which is expected to attract investments in the coming time. 

In order to mobilise resources for development, Quang Ngai authorities have paid special attention to administrative reform and improvement of investment environment to facilitate development of all economic sectors. In addition, an open investment and business environment has been created in order to promote economic activities. Many preferential policies have been issued to support investors in the province.

With its advantage of sea ports, gateway to the east sea, center to other regions, potential for development of industries, and preferential policies, Quang Ngai has been calling for investment in the following areas: 

 - Petrochemical, chemical, and large scale heavy industries associated with deep and super-deep sea ports; supporting industries and mechanical engineering industries; electronics, electricity; automobiles; consumer goods and goods for export.  

 - Light industries, processing industries, production of construction materials, food processing, animal feed.... in the industrial zones. Supporting industries are particularly prioritised as these shall form a system of satellite factories which supply products and input materials for other large factories in the Dung Quat Economic Zone. 

- Rural industries in the industrial clusters such as production of construction materials, textile, processing of farm produce, traditional handicrafts and other industries which use labors and materials available in the local area.

- Investments in real estate, development of new urban areas, construction of trade and service areas, tourist areas and resorts...

- Promoting trading relations, import and export, tourism development with partners in the region, in the country and in other countries.

Ladies and gentlemen!

Quang ngai has been concentrating upon strengthening international cooperation and accelerating trade, service, and investment promotion activities domestically and internationally. We therefore highly appreciate the proposal made by Kon Tum Provincial people's Committee on cooperation for development of eight provinces of Vietnam, Southern Lao, and North East Thailand, including Ubon Ratchathani - Sisaket - Champasak - Sê kông - Attapư - Kon Tum - Quang Ngai and Binh Dinh. Once established, this shall be a potential cooperation corridor which will promote the friendly relationships, cultural exchange, investment cooperation- trade- and tourism of three countries to a new level. Especially, this shall bring practical benefits for the eight provinces getting involved.

Firstly, cultural exchange activities to enhance understanding of government authorities and people in the eight provinces in the corridor shall be strengthened and developed.

Secondly, investment cooperation- trade and tourism shall be promoted. Markets for products shall be expanded not only in the eight provinces but also for export to other countries through using the Dung Quat sea port system in Quang Ngai and Quy Nhon port in Binh Dinh. Investment activities shall also be strengthened basing upon the potential and advantages of each province. This shall also take into account the advantages in supplying input materials of the provinces in the corridor in order to promote industrial development, forestry, agricultural and fisheries production, and hydro-power development. As far as tourism is concerned, connection of tours and introduction of tourism products shall also be promoted following the approach: "Three countries, one destination" in order to encourage cultural and historical exchange and understanding of the provinces.

Thirdly, in addition to economic cooperation activities and exchange activities on state management, cooperation in education and exchange of students shall also be strengthened.

In order to carry out the above mentioned cooperation activities, we think that it is necessary to identify the approaches and methods of cooperation.

With regards to approaches, the cooperation of the eight provinces should be based upon the directions and policies of the Governments of three countries on cooperation for development of the Triangle Areas, development of the Mekong sub-region, and policies for development of bilateral friendship cooperation between three countries. In addition, the cooperation should be based upon the principle that potential and advantages of each province be promoted and that provinces shall support each other for development. The provinces shall have mechanism for mutual accountability and benefit sharing. There should not be unfair competition among provinces.    

In terms of cooperation methods, we think that there should be  joined efforts made by the determination of the government authorities of eight provinces together with the directions, support, and comprehensive facilitation of the Governments of three countries, and the active and effective participation of the business communities of the provinces. The Government authorities of the provinces shall be proactive in conducting cooperation activities and businesses shall be a decisive factor to the success of the cooperation program. In addition it is necessary to strengthen cooperation in many areas. 

 At this seminar, we request that we discuss and agree upon the following issues:

- Finalise the report on an overview of the development cooperation initiative of provinces in the three countries, including Thailand, Lao, and Vietnam in order to submit to the Government of three countries for approval of the Development Cooperation Guidelines of the eight provinces. This will form the grounds for implementation. 

- Develop an implementation plan for 2012. Each province shall select key enterprises which are able to get involved in investments, trade, and tourism. Tourism promotion activities should be undertaken promptly. These shall include  development of tourism tours among the provinces and promotion of tourism products to attract tourists.

- Consider and prepare a joint proposal to submit to the Government of Vietnam for approval of the preparation of the Kon Tum- Quang Ngai-Binh Dinh Economic Corridor Development Plan; Speed up the progress of preparation of the Draft Plan for Economic Cooperation of the Kon Tum (Vietnam) and Attapư (Lao) (These are one of the key agents in the economic corridor of the eight provinces and city) in order to report to the central government ministries and submit to the two Governments for approval of a framework agreement;  Propose the Government of each country to provide support of policies, budget, and human resources for borderline areas. In the coming time, The Governments and local authorities need to have close coordination and have consistent development plans in planning, forming, and operating border gate economic zones across the borderlines and connecting roads of provinces along the border to Dung Quat port in Quang Ngai and Quy Nhon port in Binh Dinh.   

- Being fully aware of the constraints in infrastructures, provinces and cities need to prioritise and speed up investment for development of rural infrastructures, especially upgrading of Highway 24 connecting with Kon Tum province to Bo Y Border gate, and Highway 24B connecting Highway number 1 with Son Tay district (Quang Ngai), Kim Plong (Kon Tum) and Highway 14 to Bo Y Border gate. These are very important for cooperation and development. 

Ladies and gentlemen!

At this seminar, we hope that we will discuss specific plans and solutions so that we can identify priority activities to be implemented in the coming time. We also truly hope that with the vision and determination from all of us, we will reach the agreements which will form the foundations and promote the cooperation relations for development of the economic corridor. We do believe that the seminar will be successful.

 We would wish you good health, happiness and great success!

We would also wish the seminar  a great  success!

Thank you for your listening.

Phòng THCL  
     
 Các tin khác:
      Icon  Bài phát biểu của Phó tỉnh trường Tỉnh Champasak (Lào)
      Icon  Phát biểu của Tỉnh trưởng tỉnh Ubon Ratchathani
      Icon  Báo cáo tổng quan Hội nghị
      Icon  Bài phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum
PicQuangCao
PicQuangCao
PicQuangCao
PicQuangCao
PicQuangCao
PicQuangCao
PicQuangCao
PicQuangCao
PicQuangCao
PicQuangCao
PicQuangCao
PicQuangCao
PicQuangCao
PicQuangCao
TRANG CHỦ    |    GÓP Ý       |    ĐĂNG NHẬP     
  Trang thông tin điện tử Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum
  Quản lý và nhập tin: Sở Kế hoạch và Đầu tư, 12 - Nguyễn Viết Xuân - TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum. 
  Người chịu trách nhiệm chính:Ngô Việt Thành . Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon tum
  Điện thoại:02603.862710; Fax: 0603.864253; Email: skhdt@kontum.gov.vn, sokehoachdautu-kontum@chinhphu.vn
Phát triển:TNC