Tỉnh Salavan, là một tỉnh của Nam Lào, nằm trên Cao nguyên Bolaven có diện tích tự nhiên 10.691 km2, mật độ dân số 30 người/km2, với 8 huyện; năm 2009, dân số là 339 nghìn người; thu nhập bình quân đầu người năm 2009 khoảng 635 USD, thấp hơn trung bình của nước Lào.
Tỉnh nằm trên tuyến hành lang Đông - Tây (3) và Bắc - Nam (1 và 2); có quốc lộ 13, quốc lộ 20 là trục giao thông chính của tỉnh nối liền giữa 2 vùng kinh tế trọng điểm là tỉnh Savannakhe ở phía bắc và tỉnh Champasak phía tây nam, phía đông Nam giáp tỉnh SeKong. Đường 15B nối Salavan với biên giới Lào - Việt Nam với chiều dài 174 km.
Salavan có nguồn tài nguyên dồi dào (đá vôi, than đá, kim loại có giá trị cao…) là trọng điểm phát triển công nghiệp xi măng, vật liệu có chứa xi măng, vật liệu xây dựng, gạch và bêtông, đá vôi và những ngành khác. Có lợi thế trong các ngành cơ khí và chế biến nông lâm sản như: lắp ráp và sửa chữa máy móc, chế biến nông lâm sản phục vụ du lịch và chế biến các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương cho xuất khẩu (cây cà phê, cao su, cây ăn quả….)
Salavan có cửa khẩu quốc gia La Lay, tuy nhiên hoạt động của cửa khẩu này chưa nhộn nhịp, sầm út.
Du lịch tại Salavan chưa phát triển mạnh, chưa có công ty hoặc chi nhánh du lịch lữ hành nào. Nhà hàng, nhà khách, và các điểm vui chơi giải trí quy mô nhỏ và chưa được chuẩn hóa hoạt động.
Salavan có điều kiện tốt và tiềm năng lớn cho phát triển thủy điện; Nhà máy thủy điện Xeset 2 đã hoàn thành; nhà máy thủy điện Xepon 3 và Selanong đang xây dựng.
Tỉnh Salavan có thổ nhưỡng tốt thích hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng hàng hóa làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tỉnh Saravan có khả năng trở thành địa bàn trọng điểm phát triển cho nhiều ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản (Cà phê tại huyện Lào Ngam)

Trồng cà phê ở huyện Lào Ngam
Hàng năm, tỉnh Salavan có hàng chục ngàn người đi xuất khẩu lao động (chủ yếu ở Thái Lan). Salavan đã ký kết hợp tác với nhiều tỉnh của Việt Nam gồm: Quảng Trị, Bình Định…có khoảng 10 sinh viên Salavan theo học tiếng Việt tại Đại học Quy Nhơn với thời gian đào tạo 1 năm.
|
Salavan is a province in Southern Laos, lying on the Bolaven Plateau. It has a total natural area of 10.691 km2composing of 8 districts and a population density of 30 people per square kilometer. The province has a population of 339 thousand people in 2009 and an average per capital income of approximately 635 USD in 2009, lower in comparison with the average of the whole country.

Khánh thành cột mốc biên giới Việt Nam - Lào tại Cửa khẩu Quốc gia La Lay (Quảng Trị)-La Lay (Salavan - Lào
The province has its location in the East - West Corridor route (3) and the North - South Corridor route (1 and 2). It lies on National Roads No.11 and No.20, the main transport axis connecting the province with two key economic zones - Savannakhe province in the North and Champasak province in the Southwest. The province shares its border with Se Kong province in the Southeast, and Road No.15 links it with the Vietnam - Laos border with the length of 174 kilometers.
Salavan, having diverse natural resources (limestone, coal, valuable metals...), is a key place for the development of cement, cement-related materials, construction materials such as brick and concrete, limestone, and other industries. It has advantages in mechanical industries and agro-forestry product processing ones like machinery assembly and repair, agro-forestry product processing serving tourism and processing the region’s typical agricultural product for export (coffee, rubber and fruit).
Salavan has the La Lay international border crossing; however, its activities have not been crowded.
Tourism in Salavan has not yet developed dramatically; there have not any travel agencies or their branches yet. Restaurants, hotels and leisure centers have small scales, and their activities have not been standardized yet.
Salavan has good conditions and great potentials for the development of hydropower. Its Xeset 2 hydro-electric power plant was completed, and another in Selanong is on the process of construction.
The province has good soil appropriate to the development of a variety of plant crops to provide materials for processing industries. Saravan is able to become a key area for the development of many agro-forestry product processing industries (such as coffee in Lao Ngam district).
Annually, Salavan exports thousands of labors to other countries (mainly to Thailand). The province has signed cooperation agreements with many provinces of Vietnam such as Quảng Trị and Bình Định. Approximately 10 students of Salavan are currently studying Vietnamese at Quy Nhon University with the training period of twelve months.
|