1. Đối với dự án thuộc một trong các trường hợp: (i) dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp quyết định chủ trương đầu tư, (ii) dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc trường hợp quyết định chủ trương đầu tư mà nhà đầu tư đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn và đưa dự án vào khai thác, vận hành:
Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum hoặc qua đường bưu điện gửi đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum
- Địa chỉ: 70 Lê Hồng Phong, tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
- Thời gian: Sáng từ 7h30 - 10h30, chiều từ 13h30 - 16h30 các ngày làm việc trong tuần (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ theo quy định).
Bước 2. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lý và đầy đủ của hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận và viết giấy hẹn.
- Trường hợp còn thiếu hoặc chưa đầy đủ thì hướng dẫn cá nhân, tổ chức chỉnh sửa, bổ sung.
Bước 3: Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư để điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
2. Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ:
Bước 1: Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 37 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum hoặc qua đường bưu điện gửi đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum
- Địa chỉ: 70 Lê Hồng Phong, tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
- Thời gian: Sáng từ 7h30 - 10h30, chiều từ 13h30 - 16h30 các ngày làm việc trong tuần (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ theo quy định).
Bước 2. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lý và đầy đủ của hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận và viết giấy hẹn.
- Trường hợp còn thiếu hoặc chưa đầy đủ thì hướng dẫn cá nhân, tổ chức chỉnh sửa, bổ sung.
Bước 3: Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư.
Bước 4: Các cơ quan được gửi hồ sơ có ý kiến về điều kiện chuyển nhượng thuộc phạm vi quản lý của mình.
Bước 5: Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, có ý kiến gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nội dung quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư (nếu có).
Bước 6: Khi nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư.
Bước 7: Khi nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Bước 8:
- Đối với dự án không cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho nhà đầu tư.
- Đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Khi nhận được văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư.
3. Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh:
Bước 1: Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 37 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum hoặc qua đường bưu điện gửi đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum
- Địa chỉ: 70 Lê Hồng Phong, tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
- Thời gian: Sáng từ 7h30 - 10h30, chiều từ 13h30 - 16h30 các ngày làm việc trong tuần (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ theo quy định).
Bước 2. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lý và đầy đủ của hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận và viết giấy hẹn.
- Trường hợp còn thiếu hoặc chưa đầy đủ thì hướng dẫn cá nhân, tổ chức chỉnh sửa, bổ sung.
Bước 3: Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư;
Bước 4: Các cơ quan nhà nước được gửi hồ sơ có ý kiến về điều kiện chuyển nhượng thuộc phạm vi quản lý của mình;
Bước 5: Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo về việc đáp ứng điều kiện chuyển nhượng dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Bước 6: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư;
Bước 7:
- Đối với dự án không cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho nhà đầu tư.
- Đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Khi nhận được văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư.
4. Đối với dự án đầu tư đã được quyết định chủ trương đầu tư mà nhà đầu tư đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn và đưa dự án vào khai thác, vận hành thì không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư khi chuyển nhượng dự án đầu tư.
5. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư đó thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, sau đó thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
* Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc qua đường bưu điện.
- Thời gian: Sáng từ 7h30 - 10h30, chiều từ 13h30 - 16h30 các ngày làm việc trong tuần (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ theo quy định).
|